Thang máy gia đình khi MẤT ĐIỆN – 5 điều NHẤT ĐỊNH phải biết
Khi gặp sự cố thang máy gia đình khi mất điện, bạn đừng quá lo lắng. Chỉ cần bình tĩnh xử lý theo 5 bước đơn giản ở dưới, bạn có thể an tâm phối hợp kỹ thuật viên để cứu hộ nhanh chóng. Cùng theo dõi nhé!
1. 5 lưu ý khi thang máy gia đình mất điện
Thang máy gia đình khi có sự cố mất điện thì mọi hoạt động của thang máy đều dừng lại, dẫn đến nhiều nỗi sợ cho người sử dụng. Đối với những dòng thang máy truyền thống không được trang bị nguồn điện dự phòng, thiết bị sẽ ngừng hoạt động, cửa cabin đóng, điện tắt, người bên trong không thể thoát ra ngoài. Khi đó người dùng cần lưu ý thực hiện các thao tác sau:
- Hãy bình tĩnh và cố gắng không hoảng sợ. Thang máy sẽ không bị rơi hoặc lao xuống đáy trục vì đã có phanh giữ thang máy tại chỗ một cách an toàn. Bên cạnh đó, hệ thống thông gió sẽ đảm bảo người dùng không bị hết oxy. Vì vậy, mọi người cần bĩnh tĩnh chờ nhân viên kỹ thuật hoặc người quen đến hỗ trợ.
- Cố gắng liên lạc với bên ngoài: Sử dụng hệ thống điện thoại khẩn cấp/ nút mở cửa thang/ nút báo động tích hợp trong thang máy. Cùng với đó bạn có thể thao tác với thiết bị di động cá nhân hoặc dùng vật kim loại gõ vào cửa thang để thu hút sự chú ý của người bên ngoài.
- Không tự thoát ra khỏi thang máy: đừng cố cạy cửa hoặc mở cửa thoát hiểm, cửa sập trên trần thang máy chỉ có thể được mở từ trên cao. Những động tác di chuyển mạnh có thể khiến thang máy gặp trục trặc lớn hơn.
- Chờ nhân viên dịch vụ khẩn cấp đến và thực hiện đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên, không vội vàng thoát ra khỏi cabin để tránh chấn thương đáng tiếc.
- Không sử dụng lại thang máy cho đến khi kỹ thuật viên kiểm tra toàn bộ thiết bị và được cấp giấy phép hoạt động trở lại.
Tìm hiểu thêm:
- Bảo dưỡng thang máy gia đình để phòng ngừa, ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra
- Bảo quản thang máy gia đình mang lại những tác dụng tích cực nhất
- Chi phí bảo trì thang máy gia đình từ 600.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ/năm
Cố gắng bình tĩnh và liên lạc mọi người bên ngoài để được giúp đỡ khi thang máy mất điện
2. Nguyên lý hoạt động khi thang máy gia đình mất điện
Thang máy gia đình khi mất điện mọi hoạt động trong thang sẽ dừng lại, nhưng người dùng có thể hoàn toàn yên tâm. Vì với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, thang máy gia đình hiện đại ngày nay tích hợp hệ thống cứu hộ tự động (Automatic Rescue Device – ARD) để xử lý những trường hợp thang máy mất điện:
- Đặc tính của Hệ thống cứu hộ tự động (ARD) là điều khiển thang máy di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa để người bên trong thang máy thoát ra ngoài khi thiết bị mất điện đột ngột. Để thực hiện được điều này thang máy cần trang bị thêm nguồn điện dự phòng cho ARD;
- Nguồn điện dự phòng cho ARD hay còn được gọi là ắc quy lưu điện (UPS) là bộ phận dự trữ nguồn năng lượng đủ để cung cấp cho thang máy vận hành hệ thống cứu hộ tự động (ARD). Cần lưu ý rằng ắc quy lưu điện chỉ dự phòng nguồn điện để đưa người bên trong thang máy ra ngoài chứ không thể hoạt động thay thế nguồn điện chính thông thường.
Hình ảnh mô phỏng một hệ thống cứu hộ tự động (ARD) cơ bản
Chủ đầu tư nên lựa chọn những thang máy được trang bị nguồn điện dự phòng và hệ thống cứu hộ tự động này để những người thân trong gia đình có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng thang máy mà không lo bị kẹt trong trường hợp ngắt điện đột ngột. Điển hình như thương hiệu thang máy gia đình Kalea được giới thiệu dưới đây.
3. 5 bước xử lý thang máy gia đình khi mất điện và dừng hoạt động với kỹ thuật viên
Đối với những người ở trong khoang vận chuyển tối và hẹp, tâm lý hoảng loạn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Việc nắm bắt quy trình cứu hộ sẽ giúp người dùng cảm thấy yên tâm và phối hợp tốt hơn với kỹ thuật viên.
Khi thang máy mất điện, ngừng hoạt động, người bên trong cabin cần ấn nút gọi khẩn cấp E-call hoặc Intercom để liên lạc với nhân viên cứu hộ và người thân ở bên ngoài. Đặc biệt, đừng cố gắng cậy cửa cabin hoặc trèo lên trần thang máy vì mọi tác động mạnh có thể khiến thiết bị gặp trục trặc lớn hơn.
Trong tình huống thang máy có vấn đề về hệ thống vận hàng, nhân viên cứu hộ sẽ thực hiện giải cứu người bên trong cabin ra ngoài trước, rồi sau đó mới tiến hành sửa chữa các bộ phận.
Các bước thực hiện cơ bản thang máy gia đình khi mất điện bao gồm:
- Ngắt cầu dao lực của thang máy;
- Mở cửa tầng gần điểm thang máy dừng nhất để hành khách ra ngoài. Trong trường hợp cầu thang máy lơ lửng ở 2 tầng thì đội cứu hộ sẽ đóng cửa tầng và lên phòng máy;
- Gạt từ từ “càng thắng” để tránh trượt thang máy và đảm bảo an toàn nhất đối với những người bên trong;
- Tiếp đến, sử dụng tay quay vô lăng máy để thang từ từ di chuyển về tầng gần nhất;
- Mọi hành động của kỹ thuật viên đều được thông báo để người bên trong thang máy không bị bất ngờ và hoảng sợ.
Tìm hiểu về quy trình cứu hộ sẽ giúp người sử dụng an tâm hơn khi bị kẹt trong thang máy
4. Thang máy gia đình Kalea – Đảm bảo an toàn tối đa cho gia đình
Thang máy gia đình Kalea được vận hành bởi công nghệ trục vít tiên tiến được đánh giá là an toàn hàng đầu thị trường. Nguyên lý vận hành của công nghệ này là khi động cơ điện quay, dây curoa và bánh vít sẽ chuyển động đồng bộ với trục vít để di chuyển sàn nâng (platform) / cabin lên xuống. Với tốc độ di chuyển 0,15m/ giây theo tiêu chuẩn an toàn Châu Âu tích hợp cùng Hệ thống cứu hộ ARD, thang máy Kalea đảm bảo trải nghiệm êm ái, thoải mái, thân thiện với mọi thành viên trong gia đình.
Thang máy gia đình Kalea được sản xuất theo dây chuyền hiện đại thử nghiệm theo tiêu chuẩn EC
Thang máy Kalea đáp ứng các yêu cầu về an toàn và sức khỏe theo quy định của Châu âu về máy móc (Machinery directives 2006/42/EC) và các tiêu chuẩn châu Âu có liên quan khác.
Bên cạnh đó, thang máy gia đình Kalea còn được trang bị hàng loạt tính năng thông minh, an toàn bao gồm:
- Nút dừng khẩn cấp & thanh dừng khẩn cấp được tích hợp giúp người sử dụng dừng hoạt động thang máy ngay lập tức ở bất kỳ điểm nào trong hành trình thang hoặc ngay khi phát hiện có vấn đề không ổn,…
- Hệ thống liên lạc khẩn cấp khi được kích hoạt sẽ quay số liên tục đến 3 số điện thoại được cài đặt sẵn cho đến khi có kết nối để yêu cầu trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp;
- Viền an toàn sàn thang được trang bị ở 3 cạnh sàn thang, khi có vật lạ kẹt vào viền sàn thì thang máy sẽ tự động dừng lại để đảm bảo an toàn;
- Hệ thống cảnh báo SAFIS là hệ thống cảnh báo an toàn bằng giọng nói;
- Khóa trẻ em giúp người lớn kiểm soát hoạt động sử dụng thang máy của trẻ em;
- Bên cạnh loại thang máy cabin, Kalea còn có thang máy sàn nâng với đặc điểm loại bỏ các cạnh và trần cabin khiếm công tác xử lý sự cố, cứu hộ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều;
- Đội ngũ kỹ thuật viên của Kalea được đào tạo từ chính tập đoàn về cách sử dụng thang máy, quy trình xử lý trong các tình huống khẩn cấp khi bàn giao thang máy cho chủ nhà.
Với những chia sẻ ở trên, hi vọng thang máy gia đình khi mất điện không còn là nỗi lo lắng của người dùng. Tuy nhiên, những thành viên trong gia đình vẫn cần có sự chuẩn bị về tinh thần và nắm được thông tin về những sự cố có thể xảy ra và cách xử lý của đội ngũ kỹ thuật viên. Gia chủ cũng nên kiểm tra hoạt động của các hệ thống cứu hộ an toàn trong thời gian thông thường để đảm bảo hệ thống được kích hoạt khi gặp sự cố nhé!
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức