Hướng dẫn đi thang máy an toàn, đúng cách từ kỹ thuật viên

2022/09/12

Thang máy được xem là một phát minh vĩ đại của loài người, chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản là việc di chuyển của bạn đã trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên rất ít tài liệu hướng dẫn đi thang máy an toàn cho người sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn những nguyên tắc an toàn và thông tin hữu ích khi sử dụng thang máy.

1. Hiểu về thiết kế của thang máy

Trước khi đi thang máy, chúng ta cần hiểu và nắm được thiết kế của thang máy để sử dụng đúng cách bạn nhé!

1.1. Thiết kế bảng điều khiển bên ngoài thang máy

Bảng điều khiển bên ngoài hay còn gọi là bảng gọi tầng (LOP)  của thang máy thường sẽ có nút mũi tên hướng lên và hướng xuống.

  • Nút mũi tên hướng lên(↑): Đây là ký hiệu đi lên, nếu bạn muốn di chuyển đến tầng cao hơn thì hãy nhấn vào nút này và chờ đợi thang máy đến.
  • Nút mũi tên hướng xuống(↓): Đây là ký hiệu đi xuống, nếu muốn di chuyển xuống vị trí thấp hơn thì hãy nhấn vào nút này và đợi thang máy đến.

Bên ngoài thang máy sẽ có bảng ký hiệu bao gồm mũi tên hướng lên và mũi tên hướng xuống

Bên ngoài thang máy sẽ có bảng ký hiệu bao gồm mũi tên hướng lên và mũi tên hướng xuống

Lưu ý: Khi nhấn vào, nút ký hiệu hiện đèn sáng tức là thao tác đã thành công. Trong trường hợp nhấn nhiều lần hệ thống vẫn tiếp tục thao tác tuy nhiên không được nhanh nhạy do quá trình xử lý bị dồn dập. Ngoài ra, 1 số thang máy cao cấp sẽ được tích hợp thêm hiển thị số tầng ở bảng điều khiển bên ngoài vô cùng hiện đại, giúp đơn giản hóa việc sử dụng cho người dùng.

dòng thang máy cao cấp như LOP PLus Series được tích hợp hiển thị số tầng trong bảng điều khiển

Một số dòng thang máy cao cấp như LOP PLus Series được tích hợp hiển thị số tầng trong bảng điều khiển 

1.2. Thiết kế bảng điều khiển bên trong thang máy

Bên trong thang máy sẽ có bảng điều khiển bao gồm số của các tầng và một vài nút đặc biệt như nút dùng để gọi cứu hộ, nút đóng, mở thang máy. Tùy vào công trình sử dụng mà bảng điều khiển bên trong sẽ được thiết kế các nút để phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, các nút điều khiển đều dễ hiểu, giúp người dùng dễ dàng nhận biết và sử dụng.

Số thứ tự cần, chuông báo khẩn cấp,... là những bút thường xuất hiện ở bảng điều khiển bên trong thang máy

Số thứ tự cần, chuông báo khẩn cấp,… là những bút thường xuất hiện ở bảng điều khiển bên trong thang máy

Ngoài số tầng, chuông báo khẩn cấp trong trường hợp thang bị kẹt hoặc bị rơi tự do thì còn có một số nút có tần suất xuất hiện thấp hơn nhưng cũng khá thông dụng:

  • Nút G: G là viết kí hiệu đầu của từ ground và nó có nghĩa là tầng trệt. Nếu muốn di chuyển đến tầng trệt thì hãy nhấn vào nút này nhé!
  • Nút B: là kí hiệu viết tắt basement và có nghĩa là tầng hầm. Ở một số trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư thường sẽ có khu để xe ở tầng hầm.
  • Nút R (hoặc RT): là rooftop và có nghĩa là tầng thượng. Có một số khách sạn, nhà hàng sẽ có quầy bar hoặc không gian ăn uống ở tầng thượng. Muốn đến đó hãy nhấn vào nút này.
  • Nút P: là parking, kí hiệu này muốn chỉ tầng để xe.
  • Các nút đặc biệt 3A, 12A, 12B: Trong văn hóa phương Tây và một số nước thì số 4 và số 13 sẽ mang lại sự xui xẻo và những điều không hay. Nên khi thiết kế bảng điều khiển, các số 3A, 12A, 12B sẽ thay thế cho các tầng tương ứng như: 4, 13,14.

1.3. Thiết kế khác hỗ trợ quá trình di chuyển

Để đảm bảo an toàn và thoải mái trong quá trình di chuyển thì thang máy còn được thiết kế thêm một số bộ phận như sau:

1 – Tay vịn: không chỉ tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng thang máy mà tay vịn còn có vai trò bảo vệ tấm vách phía trong cabin thang máy.

Tay vịn thang máy giúp người sử dụng giữ thăng bằng khi di chuyển

Tay vịn thang máy giúp người sử dụng giữ thăng bằng khi di chuyển

2 – Đèn: Cabin thang máy khép kín khi hoạt động nên việc lắp đặt đèn là vô cùng cần thiết. Ánh sáng của đèn sẽ đem lại cảm giác an toàn, thoải mái cho người dùng.

3 – Quạt thông gió: giúp không khí lưu thông tốt, tránh cảm giác ngột ngạt khi sử dụng thang máy. Đồng thời, quạt thông gió còn có tác dụng làm mát các thiết bị điện tử bên trong và bên ngoài của thang máy.

Bật quạt thông gió khi đi thang máy sẽ giúp thông thoáng hơn

Bật quạt thông gió khi đi thang máy sẽ giúp thông thoáng hơn, thoải mái khi di chuyển

2. Những nguyên tắc an toàn khi đi thang máy

Thang máy có mặt hầu hết ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, chung cư,… Tuy nhiên, hướng dẫn cách đi thang máy an toàn vẫn chưa thực sự được phổ biến. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thang máy, bạn cần tham khảo các nguyên tắc sau đây.

2.1 Tại sảnh chờ thang máy

Để tránh tình trạng mất trật tự gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, bạn xếp hàng nghiêm túc tại sảnh chờ thang máy nhé! Sau đó, bạn xác định vị trí bạn muốn đến cần phải lên hay xuống rồi nhấn nút.

Lưu ý: Tuyệt đối không dựa vào cửa thang máy khi chờ, khoảng cách tối thiểu bạn cần giữ là 1m để đảm bảo không xảy ra vấn đề đáng tiếc nào lúc cửa thang máy mở.

2.2 Khi bước vào thang máy

Từ từ bước vào thang máy, không chen chúc, tránh gây rung lắc, mất thăng bằng cho thang. Khi đã vào được bên trong rồi thì bạn hãy nhẹ nhàng nhấn vào vị trí mình muốn đến nhé!

2 lưu ý nhỏ cho bạn:

  • Ưu tiên trẻ nhỏ, người già: Trẻ nhỏ thường thích vào thang máy trước vì thích thú, dễ phát sinh chạy nhảy chen chúc; còn người già, người tàn tật thường di chuyển chậm hơn. Vì thế, nếu có trẻ nhỏ, người già hay người tàn tật thì hãy giúp đỡ và nhường họ vào trước nhé.
  • Bước hẳn vào bên trong thang, hạn chế đứng sát cửa thang: Khi bước hãy bước dứt khoát vào bên trong, tránh trường hợp đứng ở giữa cửa, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy.

Khi bước vào thang máy cần nhẹ nhàng

Khi bước vào thang máy cần nhẹ nhàng, không chen lấn, xô đẩy gây ảnh hưởng đến người khác

2.3 Cách đi thang máy an toàn khi trong cabin

Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thang máy di chuyển bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa trong thang máy: Để đảm bảo an toàn cho các bạn nhỏ và các hành khách đi cùng trong cabin thì bạn nên dặn dò các em bé đứng ngay ngắn, không đùa nghịch. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi thì cần có người lớn đi cùng khi sử dụng thang máy.
  • Hỗ trợ người khuyết tật và người già: Khi bên trong cabin có người khuyết tật và người già thì bạn nên chừa khoảng trống và hỗ trợ họ nếu cần.
  • Không vận chuyển đồ có kích thước lớn bằng thang máy: Các vật dụng kích thước và trọng lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thang máy. Nếu vận chuyển đồ nặng thì bạn không nên cho vào trong cabin mà phải sử dụng thang máy chuyên dụng.
  • Không vận chuyển các chất dễ cháy, nổ bằng thang máy: Tuyệt đối không mang các chất dễ cháy, nổ để đảm bảo an toàn bạn nhé!
  • Tuyệt đối không được dựa vào cửa thang máy, luôn hướng về phía cửa: Dựa vào cửa thang máy sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm nếu cửa bất ngờ mở. Đồng thời hướng về phía cửa giúp bạn chủ động trong các tình huống bất trắc.
  • Không nói to, đùa nghịch trong thang máy: Tránh ảnh hưởng đến những người đi cùng, bạn nên đi nhẹ, nói khẽ để đảm bảo phép lịch sự.

những nguyên tắc cần tuân thủ khi đứng trong cabin thang máy

Giữ yên lặng, không chen lấn, không nghịch phá ,… là những nguyên tắc cần tuân thủ khi đứng trong cabin thang máy

2.4 Khi bước ra khỏi cabin

Bạn sẽ dễ dàng gặp nguy hiểm dù đã đến được vị trí mong muốn  nếu không chú ý những vấn đề sau đây:

  • Thời điểm bước ra khỏi cabin: Bạn phải đợi cho đến khi thang máy dừng hẳn rồi từ từ bước ra để đảm bảo sự an toàn. Bạn nên bước ra theo thứ tự đứng trong cabin, ai ở ngoài sẽ bước ra trước. Trong trường hợp có việc gấp thì bạn nên xin phép để được ra ngoài trước, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy.
  • Có người đi cùng là trẻ em: Bạn cần dắt hoặc bế em bé ra ngoài thay vì để bé tự đi để đảm bảo sự an toàn.
  • Tránh để rơi đồ vật: Nếu vào các kẽ hở ở cửa thang hay vách thang sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thang máy. Đồng thời, bạn nên chú ý đừng để các đồ vật vướng hay kẹt vào cửa tháng máy nhé!

3. Hướng dẫn đi thang máy an toàn cho đối tượng đặc biệt

Thang máy có ý nghĩa quan trọng trong việc di chuyển ở các công trình có nhiều tầng như chung cư, khách sạn,… Đặc biệt là với các đối với các đối tượng như trẻ nhỏ, người già,… Những đối tượng có khả năng di chuyển bị hạn chế do sức khỏe. Tuy nhiên, các đối tượng này cần có một số lưu ý khi sử dụng thang máy.

3.1. Sử dụng thang máy an toàn cho trẻ nhỏ

Việc sử dụng thang máy tuy đơn giản nhưng nhưng với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cần có sự giám sát của người lớn. Bởi vì  khi đi một mình các bạn nhỏ sẽ không thể xử lý được tình huống không đáng có như kẹt thang máy, thang máy rơi tự do,… Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo an toàn cho mình và người đi cùng các bé không nên đùa nghịch, nhảy nhót trong cabin.

Trẻ em dưới 12 tuổi khi sử dụng thang máy cần có sự giám sát của người lớn

Trẻ em dưới 12 tuổi khi sử dụng thang máy cần có sự giám sát của người lớn để tránh xảy ra sự cố không mong muốn

3.2. Sử dụng thang máy an toàn cho người già

Người già thường bị giật mình, đứng không vững khi thang máy di chuyển. Bạn nên hướng dẫn người già bám tay vào tay vịn và đứng cạnh theo dõi trong suốt quá trình di chuyển để giúp họ giữ thăng bằng.

Tương tự với một số đối tượng khác như người tàn tật, người có vấn đề thần kinh,… cần phải có người đi cùng khi sử dụng thang máy. Bạn có thể hỗ trợ họ di chuyển vào bên trong cabin và bấm nút điều khiển. Để thang máy được hoạt động trơn tru thì với những đối tượng có vấn đề thần kinh bạn cần kiểm soát họ, tránh cho họ nhấn và làm loạn bảng điều khiển.

4. 4 điều cần tránh khi sử dụng thang máy

Để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra khi sử dụng thang máy thì bạn cần tránh một số điều sau đây:

  • Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn: Thang máy là nơi hút khói mạnh khi xảy ra cháy. Đồng thời khi hỏa hoạn xảy ra, toàn bộ điện điều khiển thang máy sẽ bị cúp, nếu bạn dùng thang máy thì nguy cơ bị kẹt lại và ngạt khí rất cao.
  • Không nên vui chơi gần hoặc trong thang máy: Để tránh khả năng bị mắc kẹt vào các khe cửa gây ra các sự cố đáng tiếc như kẹt cửa tháng,…
  • Không được giữ cửa mở bằng bất cứ cách nào: Bạn sẽ bị thương nếu cửa thang máy đóng lại hoặc gây ra sự cố kẹt thang vì thang máy không thể di chuyển được do có vật cản.
  • Chú ý đến tải trọng của thang máy: Không được chen vào thang máy khi đèn báo quá tải trọng vang lên mà hãy đợi đến lượt tiếp  theo nhé!

5. Lưu ý khi đi và sử dụng thang máy để bền hơn, an toàn hơn

Để nâng cao được tuổi thọ và tính an toàn khi di chuyển thì bạn nắm được cách sử dụng cầu thang máy đúng chuẩn.

  • Kiểm định thang máy trước khi đưa vào sử dụng: Đây là công việc bắt buộc cần thực hiện để đảm bảo thang máy sẽ vận hành trơn tru, an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Tuân thủ việc bảo trì, bảo dưỡng đúng thời hạn và quy chuẩn: Để thang máy vận hành êm ái, không xảy ra sự cố trong suốt quá trình sử dụng cần phải tuân thủ thời gian bảo trì theo quy định.
  • Vệ sinh thang máy thường xuyên: Là môi trường kín nhưng có nhiều người sử dụng nên thang máy cần được vệ sinh thường xuyên để hạn chế đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng.
  • Lựa chọn công ty lắp đặt thang máy gia đình uy tín: Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng và sự an toàn khi lựa chọn doanh nghiệp thi công và lắp đặt uy tín. Kalea – Thương hiệu thang máy đến Thụy Điển hứa hẹn sẽ đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho bạn.

6. Câu hỏi thường gặp khi đi thang máy

6.1. Cách sử dụng thang máy ở siêu thị có khác thang máy khác không?

Các dòng thang máy đều được vận hành như nhau. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu sử dụng mà các thang máy có tải trọng khác nhau sẽ được lắp đặt phù hợp. Thang máy siêu thị thường có tải trọng lớn do số lượng người cần di chuyển đông và hàng hóa cũng rất nhiều.

Đặc biệt, tất cả các thang máy siêu thị đều được trang bị lan can giúp hạn chế va đập trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đồng thời lan can có tác dụng làm thanh nắm tay gia tăng sự an toàn cho người sử dụng.

Thang máy siêu thị thường có tải trọng lớn

Thang máy siêu thị thường có tải trọng lớn vì có số lượng người di chuyển và hàng hóa nhiều

6.2. Cách sử dụng thang máy cảm ứng và thang máy nút bấm cơ học khác nhau không?

Không có sự khác biệt nhiều giữa thang máy cảm ứng và thang máy bấm nút cơ học. Bảng điều khiển trong cabin thang máy cảm ứng được thiết kế gồm 2 lớp là màn hình và lớp cảm ứng đặt chồng lên nhau. Để sử dụng màn hình cảm ứng bạn chỉ cần dùng tay tác động lên màn hình là nhu cầu của bạn được thực hiện, gửi tín hiệu tới bộ xử lý trung tâm để thang máy có thể vận hành ngay lập tức.

Dù là màn hình cảm ứng hay nút bấm cơ học thì đều có chức năng như nhau. Cả hai đều là thao tác chọn vị trí tầng mà bạn hướng đến. Tuy nhiên, thang máy cảm ứng mang lại cảm giác hiện đại và mới mẻ hơn cho người dùng.

Hy vọng bài viết trên giúp độc giả có thể  nắm được thông tin về hướng dẫn đi thang máy an toàn. Chúc bạn có trải nghiệm di chuyển thang máy an toàn nhất! Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Kalea để được hỗ trợ:

  • Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​
  • Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
  • Địa chỉ:
    • Văn phòng tại Thủ đô Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức
    • VP Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức