Kết cấu thang máy gia đình – 12 bộ phận không thể bỏ qua

2021/08/29

Thang máy gia đình đang ngày cáng được nhiều khách hàng lựa chọn lắp đặt cho gia đình. Vậy kết cấu thang máy gia đình gồm những bộ phận gì. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hệ thống thang máy gia đình có phòng máy và không phòng máy trong bài viết dưới đây

1. Chi tiết 12 bộ phận kết cấu của thang máy gia đình trên thị trường hiện nay

Bảng phía dưới thống kê các bộ phận kết cấu của dòng thang máy gia đình có phòng máy phổ biến trên thị trường:

KẾT CẤU THANG MÁY GIA ĐÌNH
Bộ phậnChi tiết
Kết cấu phần điệnHố thang máy
  • Cáp tín hiệu
  • Hộp điều khiển trên nóc cabin
  • Hệ thống điện chiếu sáng 
  • Hệ thống công tắc
Hệ thống cứu hộ tự động
  • Hệ thống bo mạch
  • Nguồn ắc quy lưu điện dự phòng
Trên phòng máy
  • Tủ điều khiển (Điều khiển tín hiệu và Điều khiển tốc độ)
Kết cấu phần cơ khíRail dẫn hướng
  • Rail dẫn hướng đối trọng
  • Rail dẫn hướng cabin
Đối trọng
Hệ thống thang máy gia đình cabin
  • Khung cabin
  • Sàn cabin
  • Nóc cabin
  • Vách cabin
Hệ thống phanh cơ khí
Cáp tải
Hệ thống giảm chấn
  • Giảm chấn đối trọng
  • Giảm chấn cabin
Cửa tầng
  • Cửa đóng mở
  • Nút bấm gọi tầng
Phòng máy
  • Hệ thống khung cơ khí bệ máy
  • Máy kéo
  • Hệ thống phanh cơ khí
Hệ thống thang máy gia đình chuyển động

2.  Kết cấu hệ thống thang máy gia đình phần điện trên thị trường

Trước hết, phần điện tập trung tại 3 bộ phận hố thang máy, hệ thống cứu hộ tự động và phòng máy.

2.1. Hố thang máy

Hố thang máy (hố PIT) là phần hố nằm dưới cùng của giếng thang tính từ mặt sàn tầng dừng thấp nhất trở xuống. Phần hố thang thang máy thường được thiết kế ở vị trí âm so với độ cao tự nhiên của mặt đất. 

Cáp tín hiệu được đấu nối từ tủ kỹ thuật điện trên phòng máy tới hộp điều khiển được lắp trên nóc cabin

Cáp tín hiệu được đấu nối từ tủ kỹ thuật điện trên phòng máy tới hộp điều khiển được lắp trên nóc cabin

Hộp điều khiển phía trên nóc cabin (buồng vận chuyển).

Hộp điều khiển phía trên nóc cabin (buồng vận chuyển).

2.2. Hệ thống cứu hộ tự động

Hệ thống cứu hộ tự động (ARD) bao gồm hệ thống bo mạch và bộ nguồn ắc quy lưu điện dự phòng cho thang máy. Trong trường hợp mất điện đột ngột, hệ thống thang máy gia đình sẽ điều hướng thang máy về tầng gần nhất và mở cửa để cho những người trong cabin thoát ra ngoài an toàn.

2.3. Phòng máy

Phần điện trên phòng máy nằm ở tủ điều khiển đây là nơi tiếp nhận tín hiệu do người dùng tác động đến thiết bị. Sau đó, tủ kỹ thuật sẽ xử lý dữ liệu và truyền thông tin nhanh chóng tới mạch động lực để giúp thang máy thực hiện các hoạt động mà người dùng cần.

Hai bộ phận quan trọng nhất của tủ điều khiển là:

  • Điều khiển tín hiệu;
  • Điều khiển tốc độ.

Cấu tạo một tủ điều khiển thang máy gồm rất nhiều bộ phận như vỏ tủ, hệ thống relay, contactor

Cấu tạo tủ điều khiển thang máy gồm rất nhiều bộ phận như vỏ tủ, hệ thống relay, điều khiển tín hiệu (PLC hoặc bo vi xử lý)…

Xem thêm: [TỔNG HỢP] 12+ Thông tin về thang máy gia đình gia chủ CẦN BIẾT

3. Kết cấu thang máy gia đình phần cơ khí trên thị trường

Tiếp theo phần điện, hệ thống thang máy gia đình còn bao gồm 9 bộ phận thuộc phần cơ khí.

3.1. Rail dẫn hướng hệ thống thang máy gia đình

Có 2 loại rail dẫn hướng là rail dẫn hướng đối trọng và rail dẫn hướng cabin. Thông thường thang máy gia đình sẽ có một dàn gồm 2 rail dẫn hướng cabin, số lượng rail sẽ tăng lên đối với những loại thang máy có kích thước cabin lớn (ví dụ thang máy tải ô tô).

Rail dẫn hướng thang máy 

Cấu tạo thang máy gia đình có rail dẫn hướng thang máy 

3.2. Đối trọng hệ thống thang máy gia đình

Khối lượng đối trọng được tính toán dựa trên tự trọng của cabin thang và tải trọng của thang máy. Đối trọng có thể được làm từ bo quặng, bo gang hoặc là bo bê tông.

3.3. Hệ thống cabin

Cabin thang máy gia đình được cấu thành bởi các bộ phận khung, sàn, nóc và vách cabin với phần vách có thể được thiết kế từ các vật liệu như inox sọc nhuyễn, inox gương, thép phủ sơn,…

Mỗi gia chủ khi có nhu cầu lắp đặt thang máy nhưng việc lựa chọn khoảng không phù hợp để lắp đặt không dễ dàng. Gia chủ có thể chủ động tìm hiểu về kích thước thang máy gia đình để có thể đưa thang máy tới những khoảng không phù hợp hay tối ưu diện tích phòng khi lắp đặt.

Cabin thang máy được thiết kế từ inox sọc nhuyễn hoặc thép phủ sơn

Cabin thang máy được thiết kế từ inox sọc nhuyễn hoặc thép phủ sơn

3.4. Hệ thống phanh cơ khí

Hệ thống phanh cơ khí, hay còn được gọi là bộ phận khống chế tốc độ, hoạt động cùng với cabin và giúp cabin thang máy bám vào rail trong trường hợp thang chạy quá tốc độ thiết kế hoặc rơi tự do khi đứt cáp.

3.5. Cáp tải

Đối với hệ thống thang máy gia đình nói riêng cũng như các dòng thang máy nói chung, loại cáp tải chuyên dùng đều phải đảm bảo có lõi bố tẩm dầu. Và để tránh trường hợp trượt cáp, tuyệt đối không tra dầu mỡ vào cáp tải.

3.6. Hệ thống giảm chấn

Hệ thống giảm chấn bao gồm giảm chấn đối trọng và giảm chấn cabin thường được làm từ lò xo hoặc cao xu với mục đích giảm thiểu tối đa lực va đập của cabin lên hố pít thang máy.

3.7. Cửa tầng hệ thống thang máy gia đình

Cửa tầng được lắp bên ngoài thang máy tại mỗi tầng dừng. Cửa tầng được kết nối điểu khiển bởi cửa cabin và không thể tác động đóng mở bằng tay. Trong trường hợp sự cố, cửa tầng có thể được mở bằng chìa khóa đặc biệt. Bên cạnh cửa tầng là những nút bấm gọi tầng lên xuống.

Cửa tầng được lắp bên ngoài thang máy tại mỗi tầng dừng

Cửa tầng được lắp bên ngoài thang máy tại mỗi tầng dừng

3.8. Cấu tạo phòng máy thang máy gia đình

Tại phòng máy, bên cạnh tủ điều khiển thuộc phần điện, các bộ phận còn lại bao gồm:

  • Hệ thống khung cơ khí bệ máy;
  • Máy kéo: 
  • Đối với thang máy có phòng máy, thiết bị sử dụng cả hai loại máy kéo có hộp số và loại máy kéo không hộp số;
  • Đối với thang không không phòng máy, thiết bị chỉ có thể sử dụng loại máy kéo không hộp số.
  • Hệ thống phanh cơ khí.

Tổng quan hình ảnh của toàn bộ phòng máy của một thang máy gia đình.

Tổng quan hình ảnh của toàn bộ phòng máy của một thang máy gia đình.

3.9. Hệ thống chuyển động cửa tầng và cửa cabin

Hệ thống chuyển động cửa tầng và cửa tầng cabin được lắp đặt ở thanh ngang phía trên cửa tương ứng để điều khiển đóng mở cửa.

Những chi tiết của thang máy gia đình trên giúp gia chủ hiểu rõ được một chiếc thang máy gia đình có những bộ phân nào. Ngoài ra gia chủ cũng nên biết thông số thang máy gia đình để có thể chọn lựa thang máy cho căn nhà mình tốt nhất!

4. Kết cấu thang máy gia đình không phòng máy Kalea

Về tổng thể, hệ thống thang máy gia đình Kalea là điển hình của dòng thang máy không có phòng máy, cũng có kết cấu 2 phần lớn là phần điện và phần cơ khí, tương tự như các dòng thang máy phía trên. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nằm tại ứng dụng công nghệ tiên tiến để tối giản các chi tiết bộ phận mà vẫn gia tăng hiệu suất hoạt động của sản phẩm..

Hình ảnh kết cấu đặc biệt của dòng thang máy gia đình Kalea Kosmos K90

Hình ảnh kết cấu đặc biệt của dòng thang máy gia đình Kalea Kosmos K90

4.1. Kết cấu hệ thống thang máy gia đình phần điện Kalea

Phần điện bao gồm hệ thống điều khiển và phần động lực. 

4.1.1. Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển được cấu thành bởi các mạch điều khiển thang máy thực hiện theo hành trình lên, xuống, dừng lại tại các tầng.

4.1.2. Phần động lực

Đây là phần cung cấp điện năng cho động cơ chính hoạt động. Khi động cơ chính quay thì sàn thang hoặc buồng cabin sẽ di chuyển lên xuống theo chiều quay của động cơ chính.

4.2. Phần cơ khí hệ thống thang máy gia đình

Có 6 bộ phận chính tạo nên phần cơ khí trong tháng máy gia đình Kalea.

4.2.1. Kết cấu thang máy gia đình phần giếng thang

Giếng thang được cấu thành từ phần khung làm bằng chất liệu nhôm định hình cao cấp – chất liệu sản xuất máy bay và từ các vách thang bằng kính cường lực an toàn 2 lớp hoặc bằng thép tùy vào lựa chọn của gia chủ.

Hình ảnh giếng thang máy Kalea

Hình ảnh giếng thang máy Kalea

4.2.2. Cửa tầng

Cửa tầng thang máy Kalea cùng với nút bấm gọi tầng được thiết kế công thái học – màn hình cảm ứng được nâng chéo lên phù hợp với dáng chạm tay của người dùng.

Cửa tầng thang máy Kalea 

Cửa tầng thang máy Kalea

4.2.3. Cấu tạo thang máy gia đình với thanh dẫn hướng

Thanh dẫn hướng được làm bằng nhôm định hình (chất liệu với các ưu điểm chịu lực tốt, độ bền cao, chống ăn mòn, trọng tải nhẹ) giúp định hướng di chuyển của sàn thang hoặc cabin lên xuống theo một đường thẳng nhất định.

4.2.4. Hệ thống truyền động (drive unit)

Hệ thống truyền động bao gồm khung của drive unit và phần quay là bánh vít, được thi công cố định vào khung sàn thang. 

4.2.5. Sàn thang (đối với dạng thang máy gia đình sàn nâng)

Sàn thang máy là phần chịu lực trực tiếp với tải. Đối với thang máy sàn nâng, chỉ có sàn thang di chuyển đưa người lên xuống thông qua hoạt động của động cơ, các bánh răng, hệ thống trục vít và dây curoa. Chất liệu sàn thang vinyl chống trơn trượt, độ bền cao với nhiều tùy chọn khác nhau cũng như đa dạng lựa chọn về thảm sàn

Thang máy sàn nâng Kalea với thiết kế sàn thang nhỏ gọn tinh tế giúp tiết kiệm không gian diện tích đáng kể.

Sàn thang máy gia đình Kalea

Sàn thang máy gia đình Kalea

4.2.6. Buồng cabin (đối với dạng thang máy gia đình cabin)

Buồng cabin là phần không gian được giới hạn bởi 4 vách. Đây cũng là nơi cho người đứng hoặc đặt hàng hóa vào khi cần di chuyển lên xuống. Để tạo nên buồng cabin cần có các bộ phận như: Khung chịu lực cabin, vách nóc cabin, sàn cabin, trần giả cabin, tay vịn cabin, hệ thống bảng điều khiển trong cabin…

Kết cấu thang máy gia đình có buồng cabin

Kết cấu thang máy gia đình có buồng cabin

Tìm hiểu thêm: Chiều rộng thang máy gia đình & Diện tích lắp đặt cần thiết

5. Sự khác biệt giữa kết cấu thang máy gia đình có phòng máy và không phòng máy

Tham khảo bảng so sánh thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy:

Thang máy có phòng máyThang máy không phòng máy
Cấu tạo
  • Hố thang máy;
  • Hệ thống cứu hộ tự động;
  • Phòng máy
  • Rail dẫn hướng;
  • Đối trọng;
  • Hệ thống cabin;
  • Hệ thống phanh cơ khí;
  • Cáp tải;
  • Hệ thống giảm chấn;
  • Cửa tầng;
  • Hệ thống truyền động.
  • Hệ thống điều khiển;
  • Phần động lực;
  • Giếng thang;
  • Cửa tầng;
  • Thanh dẫn hướng;
  • Hệ thống truyền động;
  • Sàn thang/ buồng cabin.
Ưu điểm
  • Giá thành sản phẩm thấp hơn so với thang máy không phòng máy;
  • Quá trình lắp đặt ban đầu đơn giản và dễ dàng hơn thang máy không phòng máy.
  • Vận hành ổn định: Thang máy sử dụng động cơ không hộp số đảm bảo khả năng vận hành ổn định, êm ái.
  • Tiết kiệm điện năng: Những nhà sản xuất Châu Âu phát triển công nghệ tiên tiến, tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn 25% so với thang máy có phòng máy. Với các sản phẩm như tháng máy Kalea khả năng tiết kiệm đến lên đến 45%.
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Máy kéo không hộp số không yêu cầu tra dầu động cơ quá nhiều lần, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
  • Giảm thiểu chi phí xây dựng: Thang máy không yêu cầu thiết kế phòng máy, vì vậy tiết kiệm được chi phí xây dựng. 
  • Nâng tầm không gian sống: Dòng thiết bị cao cấp mang đến cho người dùng dịch vụ tùy chỉnh thiết kế thang máy.
Nhược điểm
  • Khó khăn khi bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trong quá trình vận hành, sử dụng;
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng tốn kém hơn;
  • Tiêu hao nhiều điện năng khi sử dụng;
  • Chất lượng hoạt động kém ổn định;
  • Quá trình xây dựng và vận hành gây ô nhiễm môi trường;
  • Hạn chế về tính thẩm mỹ.
  • Giá thành sản phẩm thường cao hơn so với dòng sản phẩm có phòng máy;
  • Quá trình lắp đặt ban đầu phức tạp hơn nhưng khi vận hành sử dụng thang máy thì quy trình bảo trì, bảo dưỡng đơn giản, tần suất ít và tiết kiệm chi phí hơn.

Như vậy, kết cấu thang máy gia đình không phòng máy có nhiều ưu điểm nổi trội, là giải pháp lý tưởng cho mỗi gia đình với chất lượng vượt trội, vận hành bền bỉ và tính thẩm mỹ cao.

Trên đây là những thông tin về kết cấu thang máy gia đình mà các chuyên gia thang máy Kalea muốn giới thiệu tới khách hàng. Để được tư vấn về sản phẩm hãy đến ngay showroom của Thang máy Kalea Việt Nam hoặc liên hệ Hotline 1800.555.502 hoặc 0911.454.238 để được tư vấn.

0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức