Thông tin về nút bấm thang máy & hướng dẫn sử dụng chi tiết từ A-Z

2023/10/12

Nút bấm thang máy là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thang máy. Vậy làm sao để sử dụng nút bấm gọi tầng đúng cách? Cùng tìm hiểu về vai trò và cách sử dụng nút bấm thang máy qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vai trò của nút bấm thang máy

Nút bấm thang máy nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp thang máy nhận lệnh và di chuyển cabin xuống vị trí bạn mong muốn. Một số vai trò của nút bấm thang máy có thể kể đến như:

  • Điều khiển thang máy di chuyển và hoạt động theo ý muốn
  • Quan sát hoạt động của thang máy thông qua đèn thông báo ở nút bấm
  • Cảnh báo và thông báo một số thông tin về trạng thái của thang như: quá tải, gặp sự cố,…
  • Ghi lại dữ liệu hoạt động, ví dụ như ghi lại lịch sử xảy ra sự cố của thang máy nhằm bảo trì thang máy được nhanh chóng và dễ dàng hơn
  • Một số thang máy còn có chức năng tiết kiệm năng lượng khi thang máy không hoạt động
Nút bấm thang máy giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa người sử dụng và thang máy
Nút bấm thang máy giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa người sử dụng và thang máy

2. Vị trí của nút bấm thang máy

Các vị trí đặt hệ thống nút bấm bên trong hay bên ngoài thang máy đều có đặc điểm chung là thường nằm ở bên phải nhằm thuận tiện hơn khi ấn nút. Ngoài đặc điểm này ra, hệ thống nút bấm giữa bên trong và bên ngoài có vài điểm khác biệt cơ bản.

Phía bên ngoài thang máy: Ở bên ngoài thang máy bảng nút bấm thường có 2 nút cơ bản hình mũi tên, bao gồm:

  • Mũi tên hướng lên: nút bấm chọn di chuyển lên trên 
  • Mũi tên hướng xuống: nút bấm chọn di chuyển xuống 

Ngoài ký hiệu mũi tên, một số thang sẽ có ký hiệu khác như hình tam giác xuôi (∆) và ngược (∇) tương ứng với 2 lệnh đi lên hoặc đi xuống. Nút bấm thang máy bên ngoài thường chỉ dùng để gọi thang máy đến số tầng bạn đang đứng đợi thang máy.

Hình ảnh mô tả hệ thống nút bấm bên ngoài và bên trong thang máy
Hình ảnh mô tả hệ thống nút bấm bên ngoài và bên trong thang máy

Phía bên trong thang máy: Trái ngược với các nút bấm đơn giản bên ngoài, nút bấm bên trong có nhiều chức năng hơn. Các nút bấm bên trong dùng để điều khiển thang máy đến số tầng mình muốn, theo dõi tải trọng thang, một số nút tính năng đặc biệt như báo cáo sự cố, tiện ích,…. Cụ thể như:

  • Các nút bấm số 1,2,3,…: Dùng để ra lệnh cho thang máy di chuyển đến tầng bạn muốn đến. Khi lên đến tầng bạn muốn, tiếng thông báo đã đến điểm dừng nổi lên, đồng thời cửa thang mở ra giúp bạn ra khỏi thang máy
  • Nút có dạng ⦉⦊: giữ cửa thang mở lâu hơn
  • Nút có dạng ⦊⦉: đóng cửa thang nhanh
  • Nút màu đỏ hình ống nghe điện thoại để bàn: Dùng để gọi điện ra bên ngoài để thông báo tình hình bên trong khi sự cố không may xảy ra
  • Nút chuông màu vàng 🔔: Dùng để thông báo đã xảy ra sự cố bất ngờ trong cabin thang máy

Ngoài các tính năng cơ bản trên, thang máy còn có các chức năng tiện ích như: nút điều chỉnh quạt gió, nút mở âm thanh khi di chuyển, nút điều chỉnh đèn LED,… tuỳ vào công nghệ được áp dụng bên trong thang máy.

Nút bấm thang máy có cả bên ngoài và bên trong với các chức năng khác nhau
Nút bấm thang máy có cả bên ngoài và bên trong với các chức năng khác nhau

3. 2 loại nút bấm thang máy thường dùng

3.1. Nút bấm cơ học

Nút bấm thang máy cơ học là dạng nút bấm được sử dụng khá phổ biến trong thang máy. Loại nút bấm này có một số ưu điểm kể đến như:

  • Có phần ký tự nổi dành cho người khiếm thị
  • Đa dạng về hình dạng nút bấm
  • Sở hữu độ nhạy cao

Ngoài những ưu điểm trên, nút bấm cơ học có một vài nhược điểm như: hay bị chèn bụi bẩn vào giữa các khe hở, dễ bị lỏng nút bấm, bị xước trong quá trình sử dụng.

Nút bấm cơ học mang nhiều lợi ích, song cũng có một vài nhược điểm nhỏ
Nút bấm cơ học mang nhiều lợi ích, song cũng có một vài nhược điểm nhỏ

Để sử dụng nút bấm cơ học, bạn cần tác dụng lực vào nút bấm. Sau khi viền (hoặc số tầng) sáng đèn báo hiệu đã nhận và chuyển yêu cầu đến hệ thống điều khiển, khi đó thang máy sẽ di chuyển đến số tầng bạn muốn, hoặc làm những tính năng khác như giữ cửa thang, đóng cửa, thông báo,…tuỳ vào yêu cầu của bạn.

Dưới đây là bảng giải thích một số nút bấm hay gặp trong thang máy:

Nút bấm thang máyGiải thích
Ground: tầng trệt, tầng thấp nhất thang máy có thể đi xuống
Basement: tầng hầm, tầng nằm bên dưới tầng G
🅟Parking: tầng để xe
①, ②, ③Các nút bấm chỉ tầng
⦉⦊Giữ cửa thang mở
⦊⦉Làm cửa thang đóng nhanh hơn
Gọi thang lên trên
Gọi thang xuống dưới
Đơn giản, dễ dùng, nút bấm cơ được dùng hầu hết trong các loại thang máy gia đình hiện nay
Đơn giản, dễ dùng, nút bấm cơ được dùng hầu hết trong các loại thang máy gia đình hiện nay

3.2. Nút bấm thang máy cảm ứng

Nút bấm cảm ứng được sử dụng trong các thang máy có thiết kế sang trọng, phù hợp với những khách hàng yêu thích công nghệ tiên tiến được tích hợp bên trong thang máy. Khác với thang máy nút bấm cơ, nút bấm cảm ứng khắc phục được tình trạng bụi bẩn chèn vào khe nút bấm gây khó khăn trong việc vệ sinh. 

Cơ chế hoạt động của nút cảm ứng cơ bản tương tự như nút bấm cơ, dễ dàng trong việc thao tác. Ngoài ra, thang máy cảm ứng cũng không gặp tình trạng nút bấm bị lỏng lẻo sau thời gian dài sử dụng, tuy nhiên hệ thống nút cảm ứng khá phức tạp, vì vậy nếu hư hỏng 1 nút bấm có thể dẫn đến các nút bấm khác bị hư hỏng theo.

Bổ sung thêm các tính năng có trong bảng điều khiển cảm ứng của Kalea: tùy chọn âm nhạc, điều chỉnh quạt gió, tùy chỉnh âm lượng,…

Một số nút bấm cơ bản trên hệ thống nút bấm cảm ứng:

Nút bấm thang máyGiải thích
Ground: tầng trệt, tầng thấp nhất thang máy có thể đi xuống
Basement: tầng hầm, tầng nằm bên dưới tầng G
🅟Parking: tầng để xe
①, ②, ③Các nút bấm chỉ tầng
⦉⦊Giữ cửa thang mở
⦊⦉Làm cửa thang đóng nhanh hơn
Gọi thang lên trên
Gọi thang xuống dưới
Nút bấm cảm ứng được sử dụng trong các dòng thang máy công nghệ tiên tiến
Nút bấm cảm ứng được sử dụng trong các dòng thang máy công nghệ tiên tiến

4. Cách sử dụng nút bấm thang máy

Dù là nút bấm dạng cơ hay nút bấm cảm ứng thì cách sử dụng nút bấm là tương tư nhau:

  • Di chuyển từ tầng thấp lên tầng cao hơn: Ấn nút gọi thang lên hình tam giác xuôi (∆) ở bên ngoài cửa thang. Sau đó, hãy đợi cho đến khi thang máy đến tầng bạn đang đứng để bắt đầu di chuyển. Bạn có thể theo dõi vị trí thang máy đứng trước và trong khi bạn thực hiện gọi tầng tại màn hình hiển thị số tầng phía trên các nút bấm. 
  • Di chuyển từ tầng cao xuống tầng thấp: Ấn nút thang xuống (∇) và đợi cho đến khi thang máy dừng ở tầng của bạn để bắt đầu di chuyển

Sau khi vào được cabin thang máy, bạn ấn chọn số tầng mình cần đến, sau đó chỉ cần đợi thang máy làm nhiệm vụ đưa bạn đến đúng số tầng mong muốn của mình. 

Lưu ý: Nếu bạn muốn sử dụng các nút tiện ích khác như: xuống hầm đỗ xe, xuống tầng hầm,… hãy lựa chọn nút bấm có ký hiệu của các tầng tương ứng để di chuyển đến tầng mình mong muốn nhé!

Dù khác nhau về cấu tạo, song nút bấm cơ và cảm ứng đều có cách sử dụng tương tự nhau
Dù khác nhau về cấu tạo, song nút bấm cơ và cảm ứng đều có cách sử dụng tương tự nhau

5. Cách bảo quản nút bấm thang máy

Về cơ bản, nút bấm của thang máy được bảo quản với 2 bước sau đây:

  • 2 tháng vệ sinh 1 lần bằng khăn khô, mềm trên cả hệ thống nút bấm gọi thang
  • 6 tháng 1 lần bảo dưỡng nút bấm thang máy chuyên nghiệp cùng với các bộ phận khác của thang máy

Các bước vệ sinh nút bấm bằng việc dùng khăn khô như sau:

  • Bước 1: Dùng khăn hoặc vải làm từ chất liệu mềm mịn thấm nước và lau vào vị trí các nút bấm thang
  • Bước 2: Dùng chất vệ sinh thang máy chuyên dụng sử dụng trên bề mặt các nút bấm và đợi vài phút cho chất vệ sinh thang máy có thời gian hoạt động. Sau đó, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để cọ sạch các vết bẩn cứng đầu trên nút bấm thang máy
  • Bước 3: Dùng khăn hoặc vải lau thấm nước lau lên phần nút bấm thang vừa được cọ rửa nhằm loại bỏ phần hóa chất trên bề mặt nút bấm thang
  • Bước 4: Sử dụng một chiếc khăn sạch, khô khác để lau khô hết nước trên bề mặt nút bấm, trả lại nút bấm sự sạch sẽ như lúc ban đầu

Lưu ý: Ngoài những cách bảo quản trên, bạn có thể sử dụng màng kháng khuẩn để phủ lên bề mặt nút bấm thang nhằm đảm bảo vệ sinh cũng như tiết kiệm thời gian dọn dẹp bụi, vi khuẩn trên nút bấm.

Vệ sinh nút điều khiển đúng cách nhằm hạn chế tích tụ vi khuẩn, bụi bặm
Vệ sinh nút điều khiển đúng cách nhằm hạn chế tích tụ vi khuẩn, bụi bặm

6. Lưu ý khi muốn thay thế nút bấm thang máy

Nếu nút bấm thang máy có dấu hiệu hỏng hóc, lỗi kỹ thuật, bạn cần gọi ngay cho kỹ thuật viên thang máy để thay thế nút bấm. Không nên tự ý thay nút bấm bởi nút bấm thang máy là một hệ thống phức tạp, khi một nút bị hỏng những nút bấm còn lại có thể gây ảnh hưởng đến các nút bấm khác gây mất an toàn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng kỹ thuật viên sẽ giúp bạn xem xét và thay thế nút bấm để đảm bảo an toàn bạn nhé!

Hãy gọi cho kỹ thuật viên có chuyên môn cao nếu bạn muốn thay nút bấm mới
Hãy gọi cho kỹ thuật viên có chuyên môn cao nếu bạn muốn thay nút bấm mới

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin về việc sử dụng và thay thế nút bấm thang máy đúng cách. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Kalea để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và tận tình bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 

  • Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
  • Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
5/5 (1 Review)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức