5 cách bảo quản thang máy gia đình luôn BỀN ĐẸP- kéo dài tuổi thọ
Mặc dù thang máy gia đình được xét vào top những thiết bị có tuổi thọ cao và độ bền tốt, đi cùng công trình theo năm tháng. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản thang máy gia đình, thang sẽ hư hại đáng kể sau thời gian ngắn sử dụng.
Ngoài ra để hiểu tầm quan trọng của việc bảo quản thang máy gia đình gia chủ có thể tìm hiểu thông tin tổng hợp về thang máy gia đình để hiểu một cách bao quát nhất!
1. Vệ sinh thang máy thường xuyên sạch sẽ, đúng cách
Thang máy là thiết bị sử dụng hàng ngày, thường xuyên của không chỉ gia chủ cùng các thành viên trong gia đình mà còn của khách tới chơi nhà. Do đó bề mặt thang có rất nhiều lượt tiếp xúc mỗi ngày. Để phòng tránh sự lây lan của virus (trong giai đoạn dịch bệnh nói riêng) và để đảm bảo vệ sinh cho thang cũng như người dùng nói chung, việc giữ gìn thang máy luôn sạch sẽ là điều rất cần thiết.
Thang máy là thiết bị có nhiều linh kiện nên việc vệ sinh cần cẩn thận tiểu tiết, đúng quy trình tránh làm hư hại đến thiết bị đồng thời tăng tuổi thọ cho thang cũng như việc bảo quản thang máy gia đình thêm bền bỉ hơn. Các bước vệ sinh thang như sau:
- Bước 1: Tắt nguồn điện: Ngắt kết nối nguồn điện của thang máy để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh thang. Nếu có thể, hãy thông báo với gia đình về thời gian bạn vệ sinh thang máy để mọi người chủ động cách thức di chuyển và không vô tình kích hoạt thang.
- Bước 2: Vệ sinh thang từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên: Dùng khăn khô có xịt dung dịch tẩy rửa, sau đó khử trùng lại bằng chất khử chuyên dụng.
- Bước 3: Vệ sinh tay vịn và các nút bấm điều khiển, bảng điều khiển: Xịt dung dịch tẩy rửa vào khăn rồi lau chùi các nút bấm
- Bước 4: Vệ sinh vách thang kính, thép: Sử dụng nước xà phòng hoặc nước xịt kính để lau
- Bước 5: Làm sạch sàn thang: Dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên mặt sàn, thảm sàn, các khe rãnh.
Lưu ý khi vệ sinh thang máy:
- Luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định chung về an toàn thiết bị điện
- Có những hành động thông báo cho người khác biết thang đang trong quá trình vệ sinh như đặt biển báo, dán thông báo
- Chú trọng hơn những bề mặt thang phải tiếp xúc với nhiều người như thanh vịn, bảng điều khiển, nút gọi thang…
- Trong quá trình vệ sinh thang cần mặc, đeo các thiết bị bảo hộ như kính, găng tay
- Sử dụng hoá chất phù hợp. Nên xịt hóa chất vào khăn rồi mới tiến hành lau thay vì xịt thẳng lên thang máy.
- Trước khi vứt bỏ các dụng cụ vệ sinh, giữ trong túi 72 giờ đồng hồ
Vệ sinh thang máy gia đình cần đảm bảo những quy định chung về an toàn khi vệ sinh thiết bị điện
2. Bảo quản thang máy gia đình – Không vượt quá tải trọng thang máy
Mỗi thang máy có một mức tải trọng thang, quy định số người, trọng lượng (tính bằng kilogam) cho phép trong một lần tải. Thông thường, khi khối lượng người, hàng hoá trong thang vượt tải trọng của thang, hệ thống cảnh báo quá tải sẽ phát tín hiệu đồng thời tạm ngưng thực hiện chức năng vận tải cho tới khi trọng lượng trong thang giảm về mức được phép.
Tìm hiểu thêm:
- Chi phí bảo trì thang máy gia đình hàng tháng có cần thiết phải bỏ ra không?
- 8 lý do có nên lắp thang máy gia đình gia chủ cần biết
Tuy nhiên có những dòng thang máy không có chức năng này, điều này rất dễ khiến thang chở quá tải trọng được quy định. Chở quá tải nhiều lần có thể ảnh hưởng đến động cơ của thang cũng như tuổi thọ của thang máy.
Chở quá tải nhiều lần có thể ảnh hưởng đến các động cơ của thang như hệ thống dây cáp cũng như tuổi thọ của thang máy.
Vì vậy để đảm bảo thang được sử dụng bền lâu, ít gặp sự cố hay hỏng hóc, cần đảm bảo số lượng người sử dụng thang cùng lúc không vượt quá các quy định tải trọng. Chẳng hạn, thang máy có tải trọng 300kg chỉ chở được từ 2 – 4 người, điều đó có nghĩa là nếu như thang máy chứa quá 4 người sẽ tiềm ẩn rủi ro mất an toàn khi sử dụng. Tương tự, thang máy có tải trọng 400 – 500kg phù hợp cho gia đình có 5 – 7 người và tải trọng 630kg tải được cùng lúc tối đa 9 người. Làm việc này đồng nghĩa với việc chính gia chủ đã bảo quản thang máy gia đình mình.
3. Không sử dụng vật nhọn sắt để mở thang máy
Trong nhiều trường hợp cửa cabin khó mở hoặc bị kẹt, bạn không được lấy những vật kim loại, sắc nhọn để cố gắng mở cửa thang như mũi dao, kéo, chìa khoá…
Tại sao lại như vậy? Cách này không có tác dụng làm thang máy mở cửa nhanh hơn vì hệ thống cửa trượt được lập trình, hoạt động dựa trên nguồn điện không dựa trên lực kéo, đẩy. Hơn nữa những vật dụng này rất dễ làm xước sơn, tạo những vệt hằn trên vách cabin rất mất thẩm mỹ. Những vết xước này không thể phục hồi lại nguyên trạng bằng bất cứ hình thức can thiệp nào.
Nếu không may bị kẹt lại trong thang, thay vì tìm mọi cách mở cửa thang bằng lực thì bạn hãy giữ bình tĩnh nhất có thể, khởi động tất cả các chức năng, hệ thống cứu hộ khẩn cấp để được giải thoát sớm nhất và an toàn nhất nhé!.
Nếu không may bị kẹt, thay vì cố gắng mở cửa thang, kích hoạt hệ thống báo động là cách thức hiệu quả nhất
4. Để cabin thang máy lên tầng cao khi không sử dụng
Khi không sử dụng thang và để bảo quản thang máy gia đình mình, tốt nhất gia chủ nên để thang về tầng cao trên cùng. Việc này giúp đề phòng trường hợp ngập lụt thì nước cũng không thể vào được trong cabin thang. Từ đó giúp thang máy hoạt động ổn định hơn. bền hơn và kéo dài tuổi thọ.
Để cabin lên tầng cao khi không sử dụng có thể làm giảm tuổi thọ thang máy
5. Bảo quản thang máy gia đình – Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ
Cũng như mọi thiết bị phục vụ đời sống khác, những bộ phận của thang như linh kiện, thiết bị sẽ bị hao mòn dần sau quá trình vận hành thang. Để đảm bảo thang luôn trong trạng thái hoạt động ổn định và tốt nhất, gia chủ cần chú ý đến khâu bảo trì bảo dưỡng thang máy gia đình mình định kỳ.
Việc bảo dưỡng thường xuyên không chỉ giúp gia chủ hạn chế tối đa những sự cố có thể gặp phải, nhanh chóng phát hiện và sửa chữa kịp thời những chi tiết lỗi nếu có, mà còn giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất làm việc của thang máy.
Bảo dưỡng thang máy hạn để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang
Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện, cũng như dòng thang máy mà gia chủ đang sử dụng, gia chủ có thể lựa chọn tần suất bảo trì thang là 1 tháng/ lần hoặc 2-3 tháng/ lần…
Như câu nói “của bền tại người”, tuổi thọ thang có dài lâu hay không, thang trong quá trình vận hành có phát ra âm thanh cọc cạch khó chịu hoặc thường xuyên mắc phải những sự cố nhỏ hay không, điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng cũng như cách bảo quản thang của gia chủ.
Dù sản phẩm thang máy ban đầu có chất lượng cao và hoàn hảo đến đâu, nếu sử dụng sai cách và không được bảo quản tốt cũng sẽ xuống cấp rất nhanh. Hy vọng bài viết này đem đến những thông tin hữu ích về việc bảo quản thang máy gia đình để thiết bị này luôn hoạt động ổn định, an toàn.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức