TOP 4 bản vẽ thiết kế thang máy gia đình và cách đọc đúng chuẩn
Bản vẽ thiết kế thang máy gia đình giữ vai trò quan trọng giúp gia chủ và kỹ thuật viên có cái nhìn tổng quan trước khi lắp đặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách đọc bản vẽ thang máy và ứng dụng hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải trên, cùng theo dõi nhé!
1. 4 loại bản vẽ thiết kế thang máy gia đình
Để quá trình lắp đặt thang máy diễn ra suôn sẻ, bạn cần quan tâm đến 4 bản vẽ thiết kế thang máy gia đình bao gồm giếng thang/hố thang máy, cửa thang máy, bảng điều khiển thang máy và CAD thang máy. Cụ thể:
1.1. Bản vẽ thang máy gia đình – Giếng thang
1 – Với thang máy chung
Bản vẽ giếng thang giúp thao tác lắp đặt diễn ra nhanh chóng, chính xác. Có hai dạng bản vẽ giếng thang là bản vẽ mặt cắt ngang và bản vẽ mặt cắt dọc. Trong đó:
- Bản vẽ mặt cắt dọc: Bao gồm toàn bộ đặc điểm, diện tích và kết cấu giếng thang theo chiều dọc. Những thông tin như chiều cao tầng, độ sâu hố pit, chiều cao cửa thang máy tại mỗi tầng, chiều cao tầng trên cùng (OH) và chiều cao của phòng máy (nếu có) sẽ được thể hiện chi tiết. Ngoài ra, gia chủ cũng quan sát được vị trí lắp đặt máy kéo, lò xo giảm chấn,…
- Bản vẽ mặt cắt ngang: Bao gồm những thông tiên liên quan đến kích thước chiều rộng, chiều sâu của giếng thang máy. Bên cạnh đó, bản vẽ còn thể hiện kích thước hố thang trước và sau khi lắp đặt.
2 – Với thang máy gia đình Kalea
Bản vẽ giếng thang trong bản vẽ thiết kế thang máy gia đình thương hiệu Kalea cũng tuân thủ nguyên tắc bản vẽ thang máy chung. Có hai dạng là bản vẽ mặt cắt ngang và bản vẽ mặt cắt dọc. Dưới đây là hình ảnh minh họa trực quan về cấu trúc giếng thang, thể hiện rõ chiều cao tầng và thông số kỹ thuật, mời gia chủ cùng theo dõi:
1.2. Bản vẽ thiết kế thang máy gia đình – Cửa thang máy
1 – Với thang máy chung: Bản vẽ cửa thang máy sẽ giúp gia chủ hình dung được vị trí lắp đặt, chiều rộng và chiều cao cửa thang. Nhờ bản vẽ này, gia chủ có thể thảo luận cùng kỹ thuật viên thang máy để tối ưu diện tích sử dụng thang máy.
2 – Với thang máy gia đình Kalea: Bản vẽ cửa thang máy chi tiết của Kalea sẽ đảm bảo đầy đủ chi tiết như cạnh cửa, chân cửa, điểm an toàn và tổng thể thang máy,… Nhờ đó, gia chủ nắm vững kích thước cửa thang máy và không gian cần thiết để cửa đóng mở dễ dàng, thoải mái. Dưới đây là hình ảnh minh họa về bản vẽ của thang máy gia đình Kalea, mời bạn cùng tham khảo:
1.3. Bản vẽ bảng điều khiển thang máy gia đình
1 – Với thang máy chung: Đúng với tên gọi, bản vẽ điều khiển thiết kế thang máy gia đình giúp gia chủ vận hành thang máy trong quá trình sử dụng. Theo đó, có 2 dạng bản vẽ điều khiển thang máy là bản vẽ điều khiển ngoài thang máy và bản vẽ điều khiển trong thang máy. Tuy nhiên, tùy từng hãng thang máy có thể có hoặc không có bản vẽ này.
2 – Với thang máy gia đình Kalea: Bản vẽ bảng điều khiển thang máy gia đình Kalea thể hiện đầy đủ thông tin liên quan như vách điều khiển thang, phím bấm, tay nắm, hình chiếu hệ thống sàn thang, bản vẽ 2D và kích thước sử dụng. Nhờ đó, gia chủ có thể dựa vào bản vẽ để xác định kích thước sàn thang và vị trí lắp đặt bảng điều khiển. Dưới đây là hình ảnh minh họa bản vẽ bảng điều khiển thang máy gia đình:
1.4. Bản vẽ thiết kế thang máy gia đình CAD thang máy
1 – Với thang máy chung: CAD (Computer-aided design) là những bản vẽ được thiết kế thông qua máy tính, ngày nay xu hướng sử dụng bản vẽ CAD ngày càng phổ biến vì tính ứng dụng cao. Theo đó, CAD sẽ sáng tạo những mô hình 3D, bản vẽ 2D giúp gia chủ và kỹ thuật viên dễ dàng quan sát hình ảnh trực quan trong suốt quá trình lắp đặt. Ngoài ra, bản vẽ này còn tăng độ chính xác, phân tích và mô phỏng cấu trúc thang máy tốt hơn so với bản vẽ tay.
2 – Với thang máy gia đình Kalea: Bản vẽ CAD thang máy gia đình Kalea không chỉ mô phỏng kích thước, cấu tạo của từng bộ phận mà còn mang đến góc nhìn trực quan nhất. Nhờ đó, gia chủ dễ hình dung thang máy khi đưa vào thi công sẽ như thế nào. Dưới đây là ví dụ về bản vẽ CAD, mời gia chủ tham khảo:
2. Cách đọc bản vẽ thang máy gia đình
Khi nhận được bản vẽ thiết kế thang máy gia đình, gia chủ cần biết cách đọc để nắm vững thông số và giám sát quy trình lắp đặt. Nhìn chung có những nội dung chính sau:
1 – Đọc bản vẽ thông qua ký hiệu
Những bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng luôn có những những ký hiệu chung để truyền tải thông tin chi tiết và thống nhất chỉ trong bản vẽ nhỏ. Chỉ cần nhìn qua, gia chủ và đội xây dựng sẽ biết được nguyên vật liệu cần chuẩn bị là gì, vị trí lắp đặt ra sao.
2 – Đọc bản vẽ thang máy theo thứ tự
Lần đầu đọc bản vẽ thiết kế thang máy gia đình, gia chủ sẽ bối rối vì có nhiều chi tiết, không biết bắt đầu từ đâu. Do đó, bạn nên đọc theo trình tự bên dưới để nắm được tổng quan thiết kế và tìm được mối liên hệ giữa những bộ phận khác nhau.
Nếu như lần đầu đọc một bản vẽ xây dựng, quý gia chủ rất có thể sẽ bị rối và không biết nên bắt đầu từ đâu. Do đó, việc hiểu rõ thứ tự khi đọc bản vẽ là rất quan trọng, khi đi đúng trình tự như gợi ý dưới đây, quý gia chủ sẽ hiểu được tổng quát thiết kế và mối liên hệ giữa các bộ phận dễ dàng nhất:
- Bản vẽ mặt bằng phối cảnh tổng thể theo tầng
- Bản vẽ mặt cắt hai cạnh của khu vực lắp thang máy
- Bản vẽ giếng thang máy chi tiết
- Bản vẽ thang máy tổng thể
3 – Bản vẽ thiết kế thang máy gia đình có nhiều tỉ lệ
Bản vẽ thang máy có nhiều tỉ lệ khác nhau, ví dụ như 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500,… Những con số này thể hiện kích thước trong bản vẽ và kích thước tương ứng khi lắp đặt thực tế. Vì thế, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và khổ giấy mà bản vẽ có tỉ lệ phù hợp.
4 – Bản vẽ sẽ sai số nhỏ (không đáng kể) so với thực tế
Trong quá trình ứng dụng bản vẽ vào thi công thực tế sẽ không thể tránh khỏi sai số. Lúc này, gia chủ không nên quá lo lắng vì kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ có cách xử lý linh hoạt để không ảnh hưởng đến tổng thể, đảm bảo công trình hoàn thiện nhất có thể. Để làm được điều này, đòi hỏi gia chủ phải lựa chọn được đội ngũ nhân viên kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, uy tín.
Hiện nay, Kalea đang là thương hiệu thang máy gia đình uy tín với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao. Nhờ vậy, quá trình lắp đặt sẽ diễn ra nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và sức khỏe theo quy định của Châu âu về máy móc (Machinery directives 2006/42/EC).
Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc đã có thêm tài liệu về bản vẽ thiết kế thang mình gia đình cùng cách đọc đúng chuẩn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thang máy gia đình Kalea, bạn có thể liên hệ qua những kênh thông tin sau để nhận tư vấn:
- Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
- Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
- Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức