[Cập nhật 2023] 19 Quy định về thang máy gia đình ở Việt Nam

2021/09/30

Hiện nay tại Việt Nam, 3 văn bản phổ biến liên quan tới các quy định về thang máy gia đình được ban hành bao gồm:

Bài viết đề cập bốn phần thông tin chính trong các văn bản này. 

1. 9 Quy định về kỹ thuật lắp đặt thang máy gia đình

Tính đến năm 2022, có 9 quy định về kỹ thuật lắp đặt thang máy gia đình mà người sử dụng và nhà cung cấp thang máy cần nắm được. Đó là:

  • Diện tích hữu ích sàn cabin không lớn hơn 1,6 m2 và kích thước các cạnh của sàn cabin không nhỏ hơn 0,6 m
  • Hành trình nâng của cabin không lớn hơn 15 m. Hành trình của thang máy được tính từ mặt sàn cửa tầng thang máy đầu tiên lên đến sàn cửa thang trên cùng.
  • Tải trọng thang không nhỏ hơn 200kg/ m2 sàn cabin. Tải trọng tối thiểu là 115kg. 
  • Khi cabin dừng ở tầng thấp nhấp thì khoảng cách từ phần thấp nhất của đáy cabin xuống đến giảm chấn không được nhỏ hơn 250mm và không được lớn hơn 750mm.
  • Khoảng cách theo phương ngang giữa cabin và vách hố thang máy, khoảng cách giữa cabin và đối trọng không nhỏ hơn 20mm
  • Khoảng cách giữa sill cửa tầng và sill cabin không lớn hơn 30mm
  • Chiều thông thủy cabin không nhỏ hơn 2m
  • Nhiệt độ trong phòng máy duy trì trong mức từ 5 độ C đến 40 độ C
  • Chiều cao cửa thang máy gia đình phải lớn hơn hoặc bằng 1850mm

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục nhập khẩu thang máy như thế nào?

Chiều cao thang máy gia đình phải trên 1850mm

Chiều cao thang máy gia đình phải trên 1850mm

2. Tiêu chuẩn nghiệm thu thang máy gia đình

Về yêu cầu bàn giao hồ sơ kỹ thuật và nghiệp thu thang máy sau lắp đặt, người sử dụng và bên cung cấp cần kiểm tra những vấn đề sau: 

  • Hồ sơ kỹ thuật thang máy: Bên thuê lắp đặt thang máy phải bàn giao hồ sơ kỹ thuật thang máy cho bên lắp đặt thang máy. Bên lắp đặt thang máy phải nghiệm thu thang máy sau lắp đặt, đồng thời bàn giao hồ sơ kỹ thuật thang máy cho bên sử dụng.
  • Nội dung biên bản nghiệm thu lắp đặt: Việc nghiệm thu thang máy sau lắp đặt phải đánh giá được mức độ phù hợp của các thông số kỹ thuật của thang máy với các số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật của thang máy sau lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và kết quả đánh giá.
  • Các thông số kỹ thuật phải kiểm tra để nghiệm thu:
    • Tải trọng làm việc cho phép.
    • Tốc độ làm việc và kích thước lắp ráp.
    • Độ chính xác dừng tầng.
    • Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển
    • Thông số kỹ thuật khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất nếu có.

Xem thêm: Cần biết gì khi kiểm định thang máy gia đình?

Bàn giao thang máy gia đình phải có đầy đủ thông số kỹ thuật của thang máy

Bàn giao thang máy gia đình phải có đầy đủ thông số kỹ thuật của thang máy

3. 6 Quy định về bảo trì thang máy gia đình

Khi sử dụng thang máy gia đình, người sử dụng cần bảo trì, bảo dưỡng thang máy theo 6 yếu tố sau: 

  • Chỉ sử dụng thang máy đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đạt yêu cầu.
  • Trong quá trình sử dụng, thang máy phải được theo dõi, quản lý, kiểm tra bởi người đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động về sử dụng thang máy trong đó có nội dung về công tác cứu hộ. Trường hợp không bố trí được người theo dõi, quản lý thang máy thì phải thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc theo dõi, quản lý này.
  • Chỉ những người có trách nhiệm (trực tiếp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cứu hộ) mới được phép tiếp cận máy dẫn động.
  • Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi việc hiệu chỉnh, bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
  • Thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ không quá 03 tháng một lần. Giữa các lần bảo dưỡng phải thực hiện kiểm tra, kịp thời xử lý những mối nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật thang máy.

Tìm hiểu thêm: Kết cấu thang máy gia đình – 12 bộ phận không thể bỏ qua

Quy định về bảo trì thang máy gia đình

Quy định về bảo trì thang máy gia đình

4. 2 Quy định về kiểm định an toàn

Để việc sử dụng thang máy gia đình an toàn nhất với mọi thành viên, gia chủ cần nắm được những yếu tố về kiểm định an toàn như: 

  • Thang máy trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
  • Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với thang máy
    • Chu kỳ kiểm định là không quá 03 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
    • Chu kỳ kiểm định là không quá 02 năm một lần đối với các thang máy đã sử dụng trên 10 năm.
    • Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.
    • Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của thang máy trong quá trình sử dụng.

Trên đây là tất cả quy định về thang máy gia đình ở Việt Nam được cập nhật mới nhất. Bạn lưu lại để đảm bảo quyền lợi cho mình nhé! Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ đội ngũ tư vấn của Kalea qua hotline 1800.555.502 hoặc 0911.454.238 nhé!

0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức