Không chỉ là thiết bị hỗ trợ di chuyển, thang máy gia đình còn giúp nâng tầm không gian sống, thể hiện gu thẩm mỹ và điều kiện của gia chủ. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về giá, chi phí lắp đặt, kích thước, tải trọng thang để phù hợp gia đình mình hãy xem chi tiết bài viết dưới đây.
1. Thang máy gia đình là gì?
Thang máy là một thiết bị vận tải chuyên dụng dùng để chở người và hàng hoá lên xuống các tầng theo phương thẳng đứng trong một công trình. Thang máy gia đình là loại thang máy được thiết kế phù hợp với đặc điểm, công năng sử dụng cho nhà riêng,… Thông thường thang máy dành cho gia đình sẽ giới hạn về số lượng tầng lắp đặt (tối thiểu là 2 tầng và tối đa là 6 tầng).
Hiện nay nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt đối với những công trình nhà ở cao tầng, penthouse và các ngôi biệt thự, khi xây dựng số tầng tương đối cao thì thang bộ trở nên bất tiện, yêu cầu cần sử dụng thang máy.
Ngoài ra, chiếc thang máy trong gia đình còn thể hiện phong cách sống đẳng cấp của gia chủ. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu giữa một không gian khang trang, bề thế trong ngôi biệt phủ rộng rãi lại không có một thiết bị chuyên chở sang trọng và hiện đại như thang máy.
Khi biết tới thang máy gia đình thì gia chủ cũng nên tự hỏi gia đình mình có nên lắp thang máy gia đình không khi muốn tìm hiểu về những chiếc thang máy gia đình nhé!
Ngoài chức năng vận chuyển, thang máy cho gia đình còn thể hiện lối sống đẳng cấp của gia chủ
2. Ưu điểm của thang máy gia đình
3 ưu điểm nổi bật nhất của thang máy gia đình có thể kể đến như:
- Di chuyển tiện lợi, phù hợp với gia đình có người già và trẻ nhỏ: Thang máy dành cho gia đình là công cụ đắc lực giúp gia chủ di chuyển, vận chuyển hàng hóa lên tầng cao mà không tốn sức như thang bộ. Đặc biệt đối với những người già, trẻ em và phụ nữ mang bầu, việc đi lại cần vô cùng cần trọng. Thang máy là thiết bị giúp họ đi lại dễ dàng và an toàn, hạn chế nguy cơ trơn trượt như đi cầu thang bộ.
- Tăng tính thẩm mỹ, tăng giá trị cho ngôi nhà: Không chỉ có chức năng vận tải, thang máy còn trở thành biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp, vương giả. Một chiếc thang máy phù hợp với không gian ngôi nhà sẽ trở thành điểm nhấn không thể rời mắt cho các vị khách mỗi khi ghé thăm nhà bạn.
- Tận dụng tối đa tầng trên cao: Với các công trình cao tầng (từ 4 tầng), việc di chuyển bằng cầu thang bộ vừa tốn nhiều thời gian vừa tốn nhiều sức lực. Điều đó vô tình làm gia chủ có xu hướng tập trung những sinh hoạt thường ngày vào các tầng dễ di chuyển bên dưới mà bỏ qua những tầng trên cao hoặc chỉ dùng làm nhà kho, khu chứa đồ, gây lãng phí và mất cân bằng công năng sử dụng của các tầng. Với sự hỗ trợ của thang máy, việc di chuyển lên xuống các tầng cao chỉ trong tích tắc, gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng các tầng trên cao như một nơi sinh hoạt thường ngày.
Tìm hiểu thêm:
- Top các loại thang máy gia đình đẹp nhất hiện nay!
- 8 Quy chuẩn thang máy gia đình QUỐC GIA về an toàn lao động cần biết
Thang máy gia đình sỡ hữu khóa trẻ em đặc biệt hữu dụng đối với người già và trẻ nhỏ
3. Cấu tạo kết cấu thang máy gia đình
3.1. Cấu tạo thang máy gia đình trên thị trường
Thang máy gia đình thường có cấu tạo 2 phần: phần điện và phần cấu tạo cơ khí. Chi tiết thể hiện dưới bảng sau:
KẾT CẤU THANG MÁY GIA ĐÌNH | ||
Bộ phận | Chi tiết | |
Kết cấu phần điện | Hố thang máy |
|
Hệ thống cứu hộ tự động |
| |
Trên phòng máy |
| |
Kết cấu phần cơ khí | Rail dẫn hướng |
|
Đối trọng | ||
Hệ thống cabin |
| |
Hệ thống phanh cơ khí | ||
Cáp tải | ||
Hệ thống giảm chấn |
| |
Cửa tầng |
| |
Phòng máy |
| |
Hệ thống chuyển động |
3.2. Cấu tạo thang máy gia đình nhập khẩu Kalea
Thang máy gia đình không phòng máy Kalea với cấu tạo tinh gọn, đơn giản:
Cấu tạo thang máy gia đình nhập khẩu Kalea | ||
Bộ phận | Chi tiết | |
Phần điện | Hệ thống điều khiển |
|
Phần động lực |
| |
Phần cơ khí | Giếng thang |
|
Cửa tầng |
| |
Thanh dẫn hướng | Cấu tạo từ nhôm định hình, chịu lực tốt, độ bền cao, chống ăn mòn, trọng tải nhẹ | |
Hệ truyền động |
| |
Sàn thang (đối với dạng thang máy gia đình sàn nâng) |
| |
Buồng cabin (đối với dạng thang máy gia đình cabin) |
|
- Xem thêm: Chi tiết kết cấu thang máy gia đình
4. Phân loại thang máy gia đình
Tuỳ vào từng tiêu chí phân loại là thang máy gia đình được chia thành nhiều loại khác nhau:
4.1. Phân loại thang máy gia đình theo nguồn gốc
Dựa trên tiêu chí nguồn gốc, thang máy gia đình chia thành 2 dòng thang: thang liên doanh và thang nhập khẩu
Thang máy liên doanh: Là dòng thang máy có một phần linh kiện thiết bị được nhập khẩu chính hãng từ nhà máy sản xuất, phần còn lại được gia công tại các công xưởng trong nước.
- Ưu điểm: Thang liên doanh có ưu điểm giá thành rẻ, phù hợp với tài chính của đại đa số gia đình Việt. Ngoài ra, sự linh hoạt trong thiết kế giúp dòng thang này có thể phù hợp với nhiều công trình có diện tích lắp đặt dưới tiêu chuẩn.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, chất lượng của dòng thang liên doanh không được người dùng đánh giá cao về chất lượng. Sự không đồng nhất trong khâu sản xuất cũng khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng, vận hành và yêu cầu bảo trì bảo dưỡng khá thường xuyên.
Thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc: Khác với dòng thang liên doanh, thang máy nhập khẩu được sản xuất tại nhà máy của một thương hiệu uy tín tại nước ngoài, sau đó vận chuyển nguyên đai nguyên kiện về Việt Nam.
- Ưu điểm: Hầu như mọi chủ đầu tư muốn lắp đặt thang máy đều mong muốn sở hữu dòng thang nhập khẩu này bởi chất lượng cao, an toàn, bền đẹp. Từ khâu sản xuất đến kiểm định đều rất khắt khe, từ đó cho ra đời những chiếc thang máy chuẩn chất lượng quốc tế.
- Nhược điểm: Đi cùng chất lượng cao thì giá thành cũng ở mức cao. Thang máy nhập khẩu có giá từ 1.000.000.000 VNĐ trở lên tuỳ vào loại thang mà gia chủ lựa chọn. Ngoài ra, chi phí bảo trì bảo dưỡng, thay mới linh kiện (nếu có) cũng cao hơn.
Thang nhập khẩu nguyên chiếc là mong muốn của mọi chủ đầu tư vì chất lượng hoàn hảo
4.2. Phân loại thang máy gia đình theo cấu tạo
Xét về tiêu chí cấu tạo, có 2 loại thang máy là thang có phòng máy và thang không phòng máy:
Thang máy có phòng máy: là thang phải xây dựng phòng máy ở tầng trên cùng, phòng máy dùng chứa tủ điện và máy kéo (máy có có hộp số hoặc không có hộp số).
Ưu điểm: Loại thang này có ưu điểm lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng dễ dàng vì có không gian rộng rãi, có sàn phòng máy đề kỹ thuật viên đứng thao tác. Ngoài ra, nếu có sự cố xảy ra, quá trình cứu hộ cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất của dòng thang này là yêu cầu bắt buộc phải xây dựng một phòng kỹ thuật (với diện tích tối thiểu bằng kích thước hố thang và chiều cao trung bình khoảng 2.5m-3.5m). Đây là điều khó khăn với những công trình xây dựng đã hoàn thành, khó cải tạo.
- Vận hành không êm ái so với loại thang không có phòng máy
- Phải thay dầu hộp số định kỳ, gây ô nhiễm môi trường
- Không đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình vì cần xây dựng một cái tum trên nóc nhà
Minh hoạ thang máy có phòng máy
Thang máy không có phòng máy: Thang này không phải xây dựng phòng máy, máy kéo sẽ được đặt trong giếng thang, tủ điện được lắp đặt trước cửa tầng trên cùng. Thang máy không phòng máy sẽ sử dụng động cơ không hộp số.
Ưu điểm: Thang máy không phòng máy phù hợp với những công trình hạn chế về chiều cao. Vì sử dụng động cơ không hộp số nên không cần tra dầu định kỳ. Ngoài ra, dòng thang này khá nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, an toàn khi sử dụng và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
4.3. Phân loại thang máy gia đình theo công nghệ
Dựa trên tiêu chí ứng dụng công nghệ truyền động, thang máy được chia thành: thang máy công nghệ trục vít, thang máy công nghệ thuỷ lực, thang máy công nghệ cáp kéo truyền thống. Chi tiết thể hiện ở bảng sau:
Thang máy trục vít | Thang máy thuỷ lực | Thang máy cáp kéo truyền thống | |
Đặc điểm | Thang máy trục vít là loại thang sử dụng nguyên lý truyền động thông qua hệ thống trục vít, dây curoa, bộ truyền điện,… giúp cabin/ sàn thang máy hoạt động lên xuống nhịp nhàng. | Thang máy gia đình công nghệ thủy lực là loại thang máy làm việc trên nguyên lý sử dụng máy bơm dầu tạo áp lực đẩy piston kéo theo thang máy đi lên. | Thang máy với thiết kế cáp tải làm nhiệm vụ nâng, hạ cabin và đối trọng nhờ vào việc liên kết với động cơ điện, puly. Khi động cơ chạy, puly quay giúp thang máy nâng lên hạ xuống. |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
5. Thông số, kích thước kỹ thuật thang máy gia đình
5.1. Thông số kỹ thuật thang máy gia đình
Các thông số kỹ thuật cơ bản của 3 dòng thang trên thị trường:
Thang máy trục vít | Thang máy thuỷ lực | Thang máy cáp kéo truyền thống | |
Thương hiệu xuất xứ | Nhập khẩu nguyên chiếc | Liên doanh hoặc nhập khẩu | Liên doanh hoặc nhập khẩu |
Tải trọng | 300kg-630kg | 250kg-450kg | 250kg-500kg |
Tốc độ | 0.15m/s | 0.3m/s | 0.3m/s |
Hành trình | 15m-20mm | 18m | 20m |
Số tầng | 6 | 6 | 6 |
Hố pít | 0/60mm | 150mm-180mm | 100mm-300mm |
OH | 2250 mm-2500 mm | 2400mm-2600mm | Từ 3800mm |
Nguồn điện | 1 pha hoặc 3 pha | 1 pha hoặc 3 pha | 1 pha hoặc 3 pha |
Khung giếng thang | Khung giếng nhôm định hình | Bằng thép, nhôm hoặc cột bê tông kết hợp tường gạch | |
Kích thước giếng thang | Đa dạng kích thước: 17 tùy chọn kích thước sàn nâng và các kích thước khác nhau của thang máy cabin | Linh hoạt theo thực tế, nhỏ nhất từ 750mmx1050mm | Linh hoạt theo thực tế, nhỏ nhất từ 750mmx1300mm |
Kích thước sàn thang | Có 17 tuỳ chọn Nhỏ nhất 600mmx830mm Lớn nhất 1100mmx1597mm | Không quá 1400mmx1400mm | |
Kích thước cabin | 1100x1200x2130 mm 1100x1400x2130 mm 1100x1700x2130 mm | Không quá 1400mmx1400mm | Không quá 1400mmx1400mm |
Cửa thang | Cửa mở tay/ cửa trượt tự động | Cửa mở tay hoặc tự động | Cửa mở tay hoặc tự động |
Vật liệu cabin, cửa tầng | Bằng kính, laminate, thép sơn tĩnh điện,… | Bằng kính, gỗ, thép, sơn tĩnh điện, inox… | |
Tủ điều khiển | 750mmx410mmx1400mm | 750mmx410mmx1400mm | |
Vị trí tủ điều khiển | Tích hợp giếng thang | Đặt bên ngoài giếng thang ở tầng thấp nhất, cách giếng thang 7m | Đặt tại 2 tầng trên cùng và bên trong giếng thang |
5.2. Bản vẽ thang máy gia đình
Một vài bản vẽ thang máy gia đình tham khảo:
Bản vẽ tham khảo thang máy 3 điểm dừng
Bản vẽ tham khảo thang máy trong nhà 6 tầng
Bản vẽ tham khảo thang máy 4 điểm dừng
6. Tư vấn lắp đặt thang máy gia đình phù hợp
- Tải trọng phù hợp nhu cầu sử dụng: Số người sử dụng thang máy sẽ quyết định tải trọng thang máy bao nhiêu là hợp lý. Nếu gia đình có ít người (từ 2-4 người) chỉ nên lắp loại thang máy có tải trọng nhỏ khoảng 300kg. Nếu gia đình có số lượng thành viên lớn, nhiều thế hệ cùng chung sống (khoảng 7-9 người), tải trọng 630kg là lựa chọn hợp lý. Tải trọng của thang máy và nhu cầu sử dụng thang cần có sự cân bằng để tránh lãng phí hoặc bất tiện trong quá trình sử dụng.
- Chọn thang phù hợp với diện tích, thiết kế của ngôi nhà: Nếu như mặt sàn của ngôi nhà khá rộng rãi, gia chủ có thể lựa chọn thang máy với kích thước lớn, tải trọng lớn để tạo sự thoải mái. Ngược lại nếu ngôi nhà hạn chế về diện tích, gia chủ nên chọn những dòng thang không yêu cầu nhiều về diện tích lắp đặt để không ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà.
- Điều kiện tài chính: Tuỳ vào điều kiện kinh tế của gia đình mà gia chủ lựa chọn thang nhập khẩu hay thang liên doanh. Với một số vốn ban đầu không nhiều, dòng thang liên doanh là lựa chọn tiết kiệm. Tuy nhiên xét về lâu dài, các khoản chi phí bảo trì bảo dưỡng, thay mới sẽ phát sinh thường xuyên hơn so với dòng thang nhập khẩu.
Thang máy gia đình phù hợp cần vừa vặn với nhu cầu sử dụng, diện tích ngôi nhà và điều kiện tài chính
7. Quy trình lắp đặt thang máy gia đình
Quy trình lắp đặt thang máy gia đình, gia chủ và nhà cung cấp cần chú ý:
Về phía gia chủ:
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt thang máy: Gia chủ cần xác định muốn lắp đặt thang máy. Đơn vị cung cấp có thể hỗ trợ tư vấn giúp gia chủ
- Bước 2: Làm hố pít. Dựa vào bản vẽ được cung cấp, gia chủ xây hố pít theo yêu cầu. Nếu chọn dòng thang không hố pit, bỏ qua bước này
- Bước 3: Dựng giếng thang. Nếu chọn dòng thang giếng thang tích hợp, có thể bỏ qua bước này
- Bước 4: Chuẩn bị đường điện sử dụng cho thang máy. Tuỳ vào tải trọng thang máy gia chủ đã chọn trước đó mà chuẩn bị điện 1 pha hay 3 pha phù hợp
- Bước 5: Xác nhận các biên bản giấy tờ như biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng,…
Về phía nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ thực hiện những công việc sau:
- Bước 1: Khảo sát hiện trạng
- Bước 2: Kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi thi công lắp đặt như không gian cần sử dụng, hố pit, đường điện…
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt
- Bước 4: Kiểm định thang máy và bàn giao lại cho gia chủ
8. Lưu ý khi mua cầu thang máy gia đình
Khi gia chủ cần chọn mọn một chiếc thang máy gia đình cần lưu ý những điều sau:
- Ưu tiên chất lượng sản phẩm: Một chiếc thang máy chất lượng cao có đầy đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng được cấp bởi cơ quan, tổ chức kiểm định uy tín.
- Chọn thang máy rõ nguồn gốc xuất xứ: Mọi dòng thang máy nhập ngoại hay các linh kiện được nhập về của dòng thang liên doanh đều có giấy chứng nhận sản phẩm, ghi rõ nguồn gốc, đơn vị sản xuất. Sản phẩm chính hãng sẽ đảm bảo về độ bền cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng.
- Loại thang máy phù hợp với gia đình: Là thang máy có trọng tải vừa vặn với nhu cầu sử dụng thang máy của các thành viên trong gia đình cũng như kích thước phù hợp với diện tích và không gian ngôi nhà.
- Giá cả: Thang máy có nhiều mức giá khác nhau phụ thuộc vào dòng thang máy gia chủ lựa chọn. Thang máy liên doanh được biết tới là dòng thang máy có giá cả cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên tính về lâu dài thì dòng thang máy nhập khẩu lại bền hơn, ít phải bảo trì bảo dưỡng, thay linh kiện, bù lại có chi phí ban đầu khá cao.
- Đơn vị cung cấp uy tín: Lựa chọn nhà cung cấp rất quan trọng. Nhà cung cấp thang máy uy tín sẽ giúp gia chủ yên tâm về chất lượng thang cũng như các dịch vụ hậu mãi trong quá trình sử dụng. Đơn vị cung cấp uy tín là công ty có đầy đủ giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận sản phẩm. Ngoài ra những đơn vị này thường có văn phòng và showroom cho khách hàng trải nghiệm “mắt thấy tai nghe” sản phẩm của mình.
Nhà cung cấp thang máy uy tín sẽ giúp gia chủ yên tâm về chất lượng thang cũng như các dịch vụ hậu mãi trong quá trình sử dụng
9. Báo giá thang máy gia đình
Giá thang máy gia đình sẽ khác nếu giữa dòng thang liên doanh và thang nhập khẩu. Dòng thang liên doanh có giá từ 400.000.000 VNĐ trở lên, trong khi thang nhập khẩu có giá từ 1.000.000.000 VNĐ.
Có sự chênh lệch rõ rệt như vậy là do dòng thang nhập khẩu có chi phí sản xuất cao (bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công và nhà xưởng), cũng như vận chuyển nguyên đai nguyên kiện từ nước ngoài về Việt Nam tốn kém. Ngoài ra thang máy nhập khẩu phải chịu các khoản thuế quan như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngược lại, dòng thang liên doanh bớt đi một phần chi phí sản xuất, nhân công, nhà xưởng và vận chuyển cũng như các loại thuế vì có thể gia công tại Việt Nam.
Giá thang máy nhập khẩu sẽ cao hơn giá thang máy liên doanh
Bảng giá chi tiết thể hiện trong 2 bảng dưới đây:
9.1. Giá thang máy gia đình liên doanh
Đây là mức giá tham khảo, trên thực tế, mức giá cần chi trả cuối cùng còn phụ thuộc vào thương hiệu, xuất xứ, kích thước và các tuỳ chọn thiết kế:
Thang máy liên doanh | Tải trọng | Số tầng tối đa | Số lượng người trong một lần tải | Giá tiền |
300 kg | 10 | 2 – 4 người trong 1 lần tải | Từ 400 – 500 triệu VND | |
400kg -500kg | 10 | 5 – 7 người | Trên 500 triệu VND | |
Trên 500kg | 10 | Trên 6 người | Từ 600 – 800 triệu VND |
9.2 Giá thang máy gia đình nhập khẩu
Đây là mức giá tham khảo, trên thực tế, mức giá cần chi trả cuối cùng còn phụ thuộc vào thương hiệu, xuất xứ, kích thước và các tuỳ chọn thiết kế:
Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc | Tải trọng | Số tầng tối đa | Số lượng người trong một lần tải | Giá tiền |
300 kg | 6 | 2 – 4 người trong 1 lần tải | Từ 1.000.000.000 VND | |
400kg – 500kg | 6 | 5 – 7 người | Từ 1.000.000.000 VND | |
525 kg – 630kg | 6 | 7 – 9 người | Trên 1.000.000.000 VND |
10. Tổng chi phí sử dụng khi lắp đặt thang máy gia đình
Ngoài số tiền cần phải bỏ ra ban đầu khi mua thang máy, gia chủ cần lưu ý thêm những chi phí phát sinh sau khi mua thang:
- Chi phí lắp đặt: Không phải đơn vị nào cũng tính riêng phần chi phí này. Một số đơn vị (như thang máy Kalea), chi phí này đã nằm trong giá thành thang máy (có thể hiểu là miễn phí chi phí lắp đặt thang). Nếu không được miễn phí, gia chủ cần trả khoản phí này cho những hoạt động: Lắp đặt thang, kiểm tra và vận hành thử thang, bàn giao thang cho gia chủ
- Chi phí sử dụng – tiền điện: Thang máy là thiết bị sử dụng nguồn điện để vận hành, do đó hàng tháng gia chủ phải trả thêm khoản tiền điện mà thang máy tiêu thụ. Chi phí điện cho thang máy gia đình có tốn kém hay không phụ thuộc vào tần suất sử dụng, trọng tải, loại điện mà thang máy dùng để hoạt động (3 pha hay 1 pha). Theo thống kê, trung bình hàng tháng gia chủ cần bỏ ra một khoản từ 200.000 VNĐ đến vài triệu đồng nếu như tần suất sử dụng thang máy quá lớn.
- Chi phí thay thế linh kiện: Với những thang máy đã qua một quá trình sử dụng lâu dài, việc xuống cấp và hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi. Một vài lỗi có thể sửa chữa, một vài lỗi cần phải thay mới linh kiện. Chi phí cho việc này cũng tuỳ thuộc vào dòng linh kiện mà gia chủ muốn thay. Đối với dòng thang nhập khẩu, linh kiện thay thế cũng nhập khẩu hoàn toàn để đảm bảo được tính đồng bộ nên cần chi trả nhiều hơn.
- Chi phí bảo trì bảo dưỡng: Sau một thời gian bảo trì, bảo dưỡng miễn phí (tuỳ theo từng nhà cung cấp quy định), thang máy cần được bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cũng như phát hiện sớm những chi tiết lỗi nguy hiểm. Khoản chi phí này giao động trong khoảng 600.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ/năm tuỳ vào dòng thang của gia đình.
Trong quá trình sử dụng thang, gia chủ phải chi trả cho quá trình bảo trì bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất
11. Thang máy gia đình hãng nào tốt
Một số nhãn hiệu thang máy được ưa chuộng và tin dùng tại nhiều quốc gia như:
11.1. Thang máy gia đình Kalea
Thương hiệu thang máy gia đình “đình đám” có trụ sở tại Thuỵ Điển. Trải qua hơn 120 năm xây dựng và phát triển, sản phẩm của Kalea đồng hành cùng cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình trên toàn thế giới. Có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 200 nhà phân phối chính hãng, uy tín của thương hiệu Kalea được khẳng định bằng sự hài lòng “vượt mong đợi” của khách hàng.
Đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào thang máy để thân thiện với môi trường. Các sản phẩm của thang máy Kalea sử dụng hệ truyền động EcoSilent, vừa tiết kiệm điện năng, vừa đem lại cảm giác thoải mái, yên tĩnh khi di chuyển thang máy. Hơn nữa, tính năng an toàn của thang máy Kalea cũng là ưu điểm vượt trội của thương hiệu này với viền an toàn, khoá an toàn trẻ em xua tan nỗi lo tai nạn thang máy cho trẻ.
Một phần nhà máy sản xuất của thương hiệu thang Kalea
11.2. Thang máy gia đình Cibes
Một thương hiệu “anh em” khác cùng đến từ Thuỵ Điển của Kalea là dòng thang máy Cibes. Cibes chuyên cung cấp giải pháp thang máy trục vít cho cả công trình dân sinh lẫn công cộng. Nổi tiếng với những thiết kế thang máy mang đậm hơi thở Bắc Âu sang trọng, tinh giản cùng chất lượng tốt, thang máy Cibes đem lại giải pháp di chuyển tối ưu cho hàng triệu người dùng.
11.3. Thang máy gia đình Mitsubishi
Một thương hiệu đến từ Nhật Bản cũng rất được ưa chuộng bởi người dùng Việt Nam – Mitsubishi. Thành lập vào những năm 1921, sự ra đời của dòng thang máy Mitsubishi đã góp phần vào việc giải quyết các nhu cầu về thiết kế và lắp đặt thang máy hiện nay. Với những ưu điểm về thiết kế (kiểu dáng Á, Âu), tiết kiệm điện, có nhiều lựa chọn cho khách hàng (với 2 dòng liên doanh và nhập khẩu), thang máy Mitsubishi ngày càng trở nên quen thuộc với các gia đình Việt Nam
11.4. Thang máy gia đình Fuji
Một trong những lý do khiến thang máy gia đình Fuji được yêu thích tại Việt Nam vì nổi tiếng với chất lượng hoàn hảo, thiết kế bền đẹp tỉ mỉ đến từng chi tiết như chính văn hoá đất nước mặt trời mọc.
Một số bộ phận thang máy Fuji được đánh gia cao như máy kéo, bộ điều khiển tín hiệu, tủ điện… Ngoài ra, thang máy Fuji có đa dạng kích thước, bao gồm cả dòng thang mini giúp các công trình dân sinh có diện tích khiêm tốn giải quyết được bài toán nan giải về diện tích.
12. Mẫu thang máy gia đình
Dưới đây là những mẫu thang máy gia đình được yêu thích và lắp đặt nhiều nhất tại thị trường Việt Nam:
Thang Kalea Kosmos K90 tích hợp hệ thống quạt gió có thể tuỳ chính tốc độ, đem đến cho gia chủ trải nghiệm thang máy thoải mái, tiện nghi
Thang máy gia đình C1 futura thiết kế tinh tế hiện đại
Tổng hòa giữa thiết kế sang trọng, tính năng tiện nghi tạo nên một phiên bản Kalea Kosmos K70 màu À Champagne ấn tượng, độc đáo
Sự nhỏ gọn, tinh giản nhưng không kém phần tiện nghi của Kalea Kosmos K60
Kalea Kosmos mang đến sự hiện đại, tiện nghi, C1 Futura thiết kế đẳng cấp, sang trọng, mang đậm phong cách Scandinavian
Hy vọng qua bài viết về thang máy gia đình này, bạn đọc có được những kiến thức cần thiết về thang máy để từ đó chọn lựa cho gia đình mình một chiếc thang máy ưng ý nhất. Bất cứ câu hỏi nào về lắp đặt thang máy xin liên hệ 1800555502 – 0911454238.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức