5 bước làm Thủ tục nhập khẩu thang máy theo quy định quốc gia
Bạn không biết thủ tục nhập khẩu thang máy gia đình gồm những bước nào? Thuế nhập khẩu thang máy gia đình và mã HS nhập khẩu thang máy là bao nhiêu? Hãy cùng chuyên gia thang máy gia đình Kalea giải đáp tất cả câu hỏi đó trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chính sách nhập khẩu thang máy
Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình được Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội đã ban hành đã quy định rõ ràng những thông tin liên quan tới vấn đề nhập khẩu thang máy gia đình bao gồm: Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thang máy. Bên cạnh những thông tin này, đơn vị nhập khẩu thang máy cần biết thêm về Hồ sơ hải quan và nhãn mác sản phẩm.
Chi tiết từng phần bạn kéo xuống đọc tiếp nhé!
1.1. Hồ sơ Hải Quan nhập khẩu thang máy gia đình cần chuẩn bị
Đơn vị nhập khẩu thang máy gia đình cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị 9 loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hóa đơn mua bán hàng hóa (Commercial Invoice)
- Bảng kê đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Commercial Contract)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có (Certificate of Origin)
- Giấy kiểm tra kết quả chất lượng
- Thông số kỹ thuật (Catalogue)
- Kết quả kiểm định (Test Report)
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về kiểm định thang máy gia đình!
Đơn vị nhập khẩu thang máy gia đình cần điền đầy đủ 9 loại giấy tờ kể trên
1.2. Nhãn mác sản phẩm
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, trong đó các nội dung sau đây là phải bắt buộc thể hiện:
- a) Tên hàng hóa;
- b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- c) Xuất xứ hàng hóa;
- d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
Xem thêm: Kết cấu thang máy gia đình có những gì?
2. 5 bước làm thủ tục nhập khẩu thang máy
Thực hiện đầy đủ 5 bước sau đây theo quy định quốc gia về nhập khẩu thang máy gia đình:
Bước 1. Tiếp nhận hàng về cảng
Sau khi trao đổi với nhà sản xuất về thỏa thuận hợp đồng và ký kết hợp tác, đơn vị nhập khẩu sản phẩm sẽ tiếp nhận những chứng từ và tài liệu kỹ thuật của thang máy. Sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà máy về cảng Việt Nam.
Bước 2. Đăng ký kiểm tra chất lượng
Tiếp đó để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp lên Sở Lao động Thương binh Xã hội ở tỉnh, thành phố công ty bạn đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm những những giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký theo mẫu 3 bản;
- Hóa đơn mua bán hàng hóa (Commercial Invoice);
- Bảng kê đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list);
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Commercial Contract);
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có (C/O);
- Thông số kỹ thuật (Catalogue).
Thông thường hồ sơ sẽ được xét duyệt trong khoảng 3 ngày, đơn vị nhập khẩu sẽ được Sở cấp cho 1 đơn đăng ký có dấu xác nhận tiếp tục làm việc với hải quan.
Bước 3. Lưu trữ hàng trong kho
Đơn vị nhập khẩu cần mang tờ đơn đăng ký có dấu xác nhận đến Cục hải quan trình diện, lúc này công ty có thể hợp pháp chuyển hàng hóa về kho của mình
Bước 4. Tiến hành chứng nhận hợp quy
Tiếp đó, công ty cần tiếp tục chuẩn bị 1 hồ sơ tương tự Bước 2 để thuê một bên thứ 3 kiểm tra chất lượng thang máy (một đơn vị uy tín có đủ thiết bị máy móc phân tích). Kết quả của quá trình kiểm định là chứng thư để đem nộp lên Sở.
Bước 5. Thông quan hàng
Cuối cùng sau khi nhận Kết quả kiểm định (Test Report) và chứng thư từ sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đơn vị nhập khẩu đem toàn bộ hồ sơ như ở phần 1.1 lên hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan.
Thủ tục nhập khẩu thang máy gia đình gồm 5 bước
3. Thuế nhập khẩu thang máy
Khi nhập khẩu thang máy gia đình, các công ty kinh doanh cần nộp 2 loại thuế: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong đó:
- Thuế nhập khẩu: Là loại thuế mà Việt Nam quy định cho hàng hoá có nguồn gốc từ nước ngoài. Thuế nhập khẩu với thang máy gia đình giao động từ 0 – 10% giá trị sản phẩm
- Thuế VAT: Thuế giá trị gia tăng, là thuế gián thu. Thực chất, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ đóng hộ người tiêu dùng, bởi thuế này sẽ được cộng vào giá trị hàng hoá, người dùng sẽ đóng loại thuế này. Thuế VAT cố định là 10% giá trị sản phẩm.
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác nhau sẽ áp dụng mức thuế khác nhau là do một số nước ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hưởng một mức thuế ưu đãi, thậm chí là miễn thuế. Điều này mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty kinh doanh thang máy nhập khẩu.
Sản phẩm thang máy Kalea được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thụy Điển
Tìm hiểu thêm: Kích thước thang máy gia đình từ 300kg – 630kg phù hợp mọi gia đình hiện nay
4. Mã HS nhập khẩu thang máy gia đình
Mã nhập khẩu thang máy gia đình gồm 8 số, là 84281031.
Trong đó 4 số đầu 8428 là mã dành cho tất cả mặt hàng về máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng khác với các sản phẩm cụ thể như thang cuốn, hùng cáp treo, thang máy, băng tải. 4 loại sau sẽ phụ thuộc vào đặc điểm từng dòng thang: thang chở người, máy nâng hạ và băng tải dùng khí nén,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu thang máy gia đình theo quy định quốc gia. Nếu còn băn khoăn, bạn có thể để lại bình luận ở dưới hoặc liên hệ với chuyên gia thang máy gia đình Kalea qua hotline 1800.555.502 hoặc 0911.454.238 để được hỗ trợ.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức