Quy trình cách lắp đặt thang máy gia đình từ A-Z

2021/12/22

Không giống đa số các thiết bị khác, khi mua thang máy gia đình cần một thời gian nhất định để lắp đặt hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn đọc về quy trình lắp đặt thang máy gia đình diễn ra như thế nào và trong bao lâu. Hãy cùng theo dõi!

1. Chuẩn bị cách lắp đặt thang máy gia đình

Đối với các dòng thang máy truyền thống, những công đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành lắp đặt thang bao gồm:

  • Chuẩn bị mặt bằng: đảm bảo hố thang được giải phóng hoàn toàn, không còn vật cản
  • Chuẩn bị hố pit thang máy: làm sạch hố pit, đảm bảo hố pit đủ độ sâu đúng quy định. Trong trường hợp gia chủ lựa chọn thang máy không hố pit có thể bỏ qua bước này.
  • Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt (Palan, máy hàn, máy khoan,…): trong quá trình chuẩn bị, lưu ý cẩn thận tránh méo móp các thiết bị, sắp xếp các dụng cụ sao cho quá trình lắp đặt thuận tiện
  • Chuẩn bị nhân lực: đảm bảo đầy đủ nhân lực phụ trách các hạng mục cần thiết

Việc chuẩn bị trước những chi phí lắp đặt thang máy gia đình cũng là một trong những điều gia chủ cần nắm được khi có nhu cầu lắp đặt thang máy cho gia đình mình.

Khâu đoạn chuẩn bị cho lắp đặt giúp quá trình thi công trơn tru, nhanh chóng

2. Cách lắp đặt thang máy gia đình phần điện

Lắp đặt phần điện cho các loại thang máy truyền thống cần quan tâm tới:

  • Hố thang máy (cáp tín hiệu, hộp điều khiển trên nóc cabin, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống công tắc) có chức năng chứa phần đáy cabin khi thang máy dừng lại ở tầng thấp nhất
  • Hệ thống cứu hộ tự động (hệ thống bo mạch, nguồn ắc quy lưu điện dự phòng) có tác dụng đưa thang về tầng gần nhất và giải thoát cho người bên trong thang trong trường hợp khẩn cấp
  • Phòng máy (gồm tủ điều khiển): phần điện trên phòng máy là nơi tiếp nhận tín hiệu khi người sử dụng yêu cầu chức năng nào đó của thang. Tủ ký thuật sẽ xử lý dữ liệu và truyền thông tin tới mạch động lực để thang máy thực hiện các chức năng đó.

Hoàn thiện hệ thống điện dùng cho thang máy thường mất khoảng 3 đến 4 ngày. Bao gồm thời gian kiểm định và các công việc như:

  • Kết nối tủ điều khiển và máy kéo
  • Lắp đặt dây tín hiệu, dây điện dọc hố thang, nóc cabin
  • Lắp đặt bảng điều khiển trong cabin thang, ở cửa tầng
  • Lắp thiết bị cứu hộ tự động
  • Hiệu chỉnh và vệ sinh toàn bộ thang máy

Lắp đặt thang máy phần điện

Lắp đặt phần điện của thang máy gồm hố thang, hệ thống cứu hộ tự động, phòng máy

3. Cách lắp đặt thang máy gia đình phần cơ khí

Phần cơ khí của thang máy truyền thống bao gồm những thiết bị sau:

  • Rail dẫn hướng (gồm rail dẫn hướng đối trọng, rail dẫn hướng cabin) có chức năng đảm bảo thang máy đi đúng hướng, đúng đối trọng không bị lệch
  • Hệ thống cabin (gồm khung cabin, sàn cabin, nóc cabin, vách cabin)
  • Hệ thống phanh cơ khí giúp cabin thang bám vào rail trong trường hợp thang máy chạy quá tốc độ cho phép hoặc rơi tự do khi đứt cáp
  • Cáp tải có chức năng đưa thang máy lên xuống
  • Hệ thống giảm chấn (gồm giảm chấn đối trọng và giảm chấn cabin)
  • Cửa tầng (gồm cửa đóng mở và nút bấm gọi tầng)
  • Phòng máy (gồm hệ thống khung cơ khí bệ máy, máy kéo, hệ thống phanh cơ khí)
  • Hệ thống truyền động

Lắp đặt phần cơ khí của thang với nhiều thiết bị, bộ phận

Mất khoảng từ 5 đến 7 ngày để kỹ thuật viên hoàn thiện phần lắp đặt cơ khí của thang. Quá trình gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Kỹ thuật viên tiếp nhận công trình, tập kết đồ chuẩn bị thi công
  • Bước 2: Thắp sáng hố thang máy, phòng máy, thả dây an toàn dọc hố thang
  • Bước 3: Đưa máy kéo, tủ điện lên phòng máy, chia cánh cửa tầng và bộ truyền động cửa tới từng tầng
  • Bước 4: Thả chì
  • Bước 5: Lắp dàn rail dẫn hướng đầu tiên
  • Bước 6: Lắp khung cabin, khung đối trọng
  • Bước 7: Lắp bộ khống chế vượt tốc
  • Bước 8: Hoàn thành việc lắp đặt dàn rail dẫn hướng (cả đối trọng và cabin)
  • Bước 9: Lắp hệ thống cửa tầng
  • Bước 10: Ghép cabin, bảng điều khiển cabin, trần phòng thang
  • Bước 11: Đặt máy kéo vào đúng vị trí, cố định chắc chắn
  • Bước 12: Tiến hành lắp cáp tải
  • Bước 13: Hoàn thành lắp phần cơ khí, hiệu chỉnh và vệ sinh thang

Đến đây nhiều gia chủ có thể nhận ra việc lắp đặt thang máy khá nhiều công đoạn và lo sợ rằng chi phí lắp đặt thang máy gia đình sẽ khá đắt đỏ thì đương nhiên bạn cũng có thể tìm hiểu để có thêm thông tin trên để rõ ràng hơn nhé!

4. Kiểm định an toàn và bàn giao thang máy gia đình

Đối với thiết bị thang máy gia đình, trước khi đưa vào vận hành cần được kiểm định theo yêu cầu của Cục Thanh tra Nhà nước về An toàn lao động và cấp giấy phép theo Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH.

Thang máy cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng (định kỳ 2-3 năm/lần). Với lần kiểm định đầu tiên sẽ do nhà cung cấp thang máy chịu trách nhiệm và chi trả toàn bộ chi phí kiểm định.

Thang máy trước khi đưa vào sử dụng cần được kiểm định

5. Chế độ bảo hành, bảo trì thang máy gia đình

Mỗi thương hiệu thang máy sẽ có chính sách bảo hành, bảo trì riêng cho khách hàng của mình. Thông thường các thương hiệu sẽ có chính sách bảo hành 12  -24 tháng cho chủ đầu tư, sau thời gian bảo hành và miễn phí bảo dưỡng (nếu có), chủ đầu tư sẽ phải trả phí cho những lần bảo trì bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Đối với thang mới lắp từ 2 – 10 năm được khuyến khích bảo trì 2 tháng/lần hoặc có thể ngắn hơn. Khi thang đã trải qua quá trình sử dụng lâu dài (trên 10 năm) thì bắt buộc bảo trì mỗi tháng 1 lần để duy trì độ an toàn và ổn định.

Bên cạnh đó có một vài đơn vị cung cấp thang máy có chính sách bảo hành bảo dưỡng thang lâu dài hơn như Thang máy gia đình Kalea Việt Nam, với thời gian bảo hành và miễn phí bảo dưỡng lên tới 36 tháng. Ngoài ra, sau khi hết thời gian được bảo hành và miễn phí bảo dưỡng, tần suất bảo dưỡng của thang máy Kalea cũng không nhiều như dòng thang máy thông thường khác:

  • Đối với thang lắp trong nhà, bảo dưỡng ít nhất từ 2-4 lần/năm
  • Đối với thang máy ngoài trời, bảo dưỡng ít nhất từ 3-5 lần/năm

Nguyên nhân của sự khác biệt đó nằm ở chất lượng vượt trội của thang máy gia đình Kalea. Với chất lượng đạt chuẩn Châu Âu, được kiểm soát gắt gao từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến khi thành phẩm, gia chủ hoàn toàn an tâm với độ an toàn, bền bỉ của thang trong suốt quá trình sử dụng thang máy Kalea.

Ngoài việc bảo hành, bảo trì thang máy thì việc sử dụng thang máy gia đình tốt cũng giúp cho thang máy hoạt động tốt và bền bỉ theo thời gian. Hãy tham khảo bài viết để trở thành một người sử dụng thông minh nhé!

Thang máy Kalea với chất lượng đạt chuẩn Châu Âu

Thang máy Kalea với chất lượng đạt chuẩn Châu Âu yêu cầu bảo trì bảo dưỡng ít hơn các dòng thang thông thường khác

6. Yêu cầu chung về cách lắp đặt thang máy gia đình

Khi thi công lắp đặt thang máy gia đình cần đảm bảo:

  • Các bộ phận không liên quan đến nhau (ví dụ đường ống nước và dây điện) trong quá trình lắp đặt thang máy
  • Buồng thang, giếng thang cần đảm bảo thông thoáng, khô ráo, không chứa bụi bẩn
  • Đối với thang điều khiển từ cabin và cabin không có cửa, khoang khe giữa bậc cửa tầng và bậc cửa cabin không vượt quá 25mm; các loại thang còn lại không vượt quá 45mm
  • Các thiết bị lắp đặt trong buồng máy lắp sau khi hoàn thành lắp đặt cửa vào buồng máy
  • Khoảng cách giữa những điểm gần nhất của các bộ phận thang máy không được nhỏ hơn các giá trị về kích thước thang máy sau: 50mm giữa cabin và đối trọng, 50mm giữa cabin, đối trọng và vách ngăn tầng lưới thép, 10mm giữa bậc cửa tầng và bậc cửa cabin, 10mm giữa các chi tiết nhô lên của cabin với các phần kết cấu rail dẫn hướng…

7. Đơn vị lắp thang máy gia đình uy tín

Một đơn vị cung cấp, lắp đặt thang máy uy tín sẽ thực hiện quy trình lắp đặt thanh nhanh chóng, đơn giản, quá trình kiểm định, bàn giao chi tiết cũng như chính sách bảo hành bảo dưỡng tốt.

Nếu gia chủ đang tìm kiếm đơn vị cung cấp và lắp đặt thang đủ tin cậy, không thể không nhắc tới Kalea Lifts Việt Nam – đơn vị chính hãng duy nhất phân phối dòng sản phẩm thang máy gia đình chất lượng chuẩn Châu Âu – Kalea tại nước ta. Quy trình lắp đặt thang máy gia đình Kalea rất đơn giản, nhanh chóng, diễn ra vỏn vẹn trong 5 – 7 ngày. Hầu như không cần chuẩn bị các công đoạn cầu kỳ, tất cả những gì gia chủ cần làm chỉ đơn giản là:

  • Lựa chọn vị trí, chuẩn bị không gian trống để lắp thang Kalea theo kích thước đã chọn
  • Không cần đào hố pit hoặc thiết kế bị hố pit âm sàn 6cm đối với thang sàn nâng và 10cm đối với thang cabin
  • Cuối cùng, gia chủ cần chuẩn bị đường điện dùng cho thang máy (1 pha hoặc 3 pha)

Thương hiệu thang máy Kalea

Đơn vị lắp đặt thang máy gia đình Kalea

Khi trở thành khách hàng của Kalea Việt Nam, gia chủ sẽ nhận được:

  • Chính sách trọn gói lắp đặt: Khi gia chủ chọn lựa thang máy Kalea sẽ được đội ngũ kỹ thuật viên lắp đặt theo đúng đủ quy trình lắp đặt, kiểm định, bàn giao
  • Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn tay nghề cao:  được đào tạo bài bản và chuẩn chỉnh theo chương trình của hãng. Đội ngũ đã có nhiều năm kinh nghiệm đưa ra giải pháp trục tiếp và thi công lắp đặt cho rất nhiều công trình trên cả nước.
  • Chính sách bảo hành, bảo dưỡng: thời gian bảo hành và miễn phí bảo dưỡng lên tới 36 tháng. Gia chủ hoàn toàn yên tâm về chất lượng thang trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin về quy trình cách lắp đặt thang máy gia đình mà gia chủ cần nắm rõ để theo dõi tiến độ cũng như đánh giá chất lượng lắp đặt của đơn vị thi công. Bất cứ thắc mắc nào về thang máy gia đình, vui lòng liên hệ 1800.555.502 để được Kalea tư vấn miễn phí.

0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức