7 Cách chống thấm cho hố pit thang máy siêu HIỆU QUẢ
Hố pit thang máy thường được đặt dưới lòng nhà, nơi có độ ẩm cao và dễ bị ảnh hưởng bởi mạch nước ngầm. Do đó, việc chống thấm hố pit thang máy rất quan trọng, nhằm tránh làm hỏng hóc các thiết bị bên trong.
Một số nguyên tắc chống thấm cho hố pit thang máy mà gia chủ cần lưu ý bao gồm:
- Chọn phương pháp chống thấm phù hợp: Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như điều kiện môi trường, ngân sách và đặc thù của từng công trình.
- Sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao: Bạn nên lựa chọn các vật liệu chống thấm tốt, chịu được hóa chất, áp lực nước cao và bền bỉ theo thời gian.
- Thi công bởi đội ngũ có kinh nghiệm: Một đội ngũ thợ giàu kinh nghiệm không chỉ mang lại hiệu quả trong công việc mà còn giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Để tìm được đội ngũ thợ phù hợp, bạn có thể tham khảo ý kiến và đánh giá từ các khách hàng của các dự án trước đó.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động: Đội ngũ thi công cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình tiến hành chống thấm hố pit. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và phòng tránh được các rủi ro, tai nạn đáng tiếc.
- Chống thấm hố pit thang máy ngay từ đầu: Việc chống thấm hố pit thang máy nên được thực hiện ngay từ đầu, khi bắt đầu xây dựng để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất. Tránh để hố pit bị thấm nước rồi mới xử lý sẽ rất tốn kém chi phí và thời gian.
- Kiểm tra chất lượng chống thấm sau khi thi công: Sau khi thi công chống thấm hố pit thang máy cần kiểm tra chất lượng để đảm bảo hiệu quả chống thấm. Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng cách phun nước lên bề mặt hố pit hoặc sử dụng các thiết bị đo độ ẩm.
Dưới đây, Kalea sẽ bật mí các cách chống thấm cho hố pit của thang máy đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn hãy theo dõi ngay để lựa chọn được phương pháp phù hợp cho thang máy gia đình mình.
1. Sử dụng vữa chống thấm
Vữa chống thấm là hỗn hợp bao gồm xi măng, cát, cốt liệu và phụ gia chống thấm. Chống thấm bằng vữa là phương pháp thi công một lớp vữa đặc biệt lên bề mặt hố pit để tạo thành lớp màng ngăn nước ngấm vào. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết của cách chống thấm này ở bảng dưới đây:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp |
|
Chi phí dự kiến | Giao động khoảng 80.000 đồng/m² đến 150.000 đồng/m². |
Quy trình thực hiện chống thấm hố pit bằng vữa chống thấm bao gồm các bước đơn giản dưới đây:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác trên bề mặt hố pit bằng máy chà hoặc dụng cụ thủ công, đảm bảo bề mặt bằng phẳng, khô ráo.
- Bước 2: Trộn vữa: Pha trộn vữa chống thấm theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên sử dụng máy trộn chuyên dụng để đảm bảo hỗn hợp vữa đồng nhất và mịn. Lượng nước cần thiết phụ thuộc vào loại vữa và điều kiện thi công. Ví dụ, với loại vữa SikaTop® – 107 Seal VN, tỉ lệ trộn thành phần là 1:4 (chất lỏng:chất bột).
- Bước 3: Thi công lớp lót: Dùng chổi hoặc bay trát một lớp vữa chống thấm mỏng lên bề mặt hố pit. Lớp lót có tác dụng tăng độ bám dính giữa lớp vữa chống thấm và bề mặt bê tông. Lượng vữa lót cần thiết phụ thuộc vào diện tích thi công. Ví dụ, với diện tích 10m², cần khoảng 2kg vữa lót.
- Bước 4: Thi công lớp chống thấm: Sau khi lớp lót khô hoàn toàn (thời gian khô phụ thuộc vào điều kiện thi công, thường là 24 – 48 giờ), tiến hành thi công lớp chống thấm chính. Thi công 2 – 3 lớp vữa chống thấm, mỗi lớp dày khoảng 2 – 3mm. Sau mỗi lớp, cần để lớp vữa khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo. Lượng vữa chống thấm cần thiết phụ thuộc vào diện tích thi công và độ dày lớp vữa. Ví dụ, với diện tích 10m² và độ dày lớp vữa 3mm, cần khoảng 30kg vữa chống thấm cho mỗi lớp.
- Bước 5: Bảo dưỡng: Sau khi thi công lớp chống thấm cuối cùng, cần bảo dưỡng lớp vữa bằng cách giữ ẩm cho bề mặt trong ít nhất 24 giờ. Có thể sử dụng màng nilon hoặc bao tải ướt để phủ lên bề mặt vữa.
2. Sử dụng sika chống thấm
Sika là thương hiệu nổi tiếng cung cấp các sản phẩm chống thấm chất lượng cao, được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, bao gồm cả việc chống thấm cho hố pit. Sika cung cấp nhiều dòng sản phẩm chống thấm đa dạng, bao gồm:
- Màng chống thấm Sika WP Membrane: Dán trực tiếp lên bề mặt cần chống thấm, có khả năng đàn hồi cao, bám dính tốt và chống thấm hiệu quả.
- Dung dịch chống thấm Sika 101 hoặc SikaTop Seal 109: Quét lên bề mặt, thẩm thấu sâu vào bên trong các khe nứt và mao mạch, tạo lớp màng ngăn chặn nước xâm nhập.
- Vữa chống thấm SikaTop Seal 110 hoặc Sikagrout 300: Trát lên bề mặt, có độ bám dính cao, chịu được áp lực nước cao và chống thấm tốt.
Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về phương pháp chống thấm hố pit này:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp | Tất cả các loại hố pit |
Chi phí dự kiến | Giao động trong khoảng 300.000 đồng/m² đến 800.000 đồng/m². |
Với mỗi loại sản phẩm Sika sẽ có cách thi công khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo các bước thực hiện chung dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt cần chống thấm phải sạch sẽ, khô ráo, bằng phẳng và không có bụi bẩn, dầu mỡ.
- Bước 2: Thi công lớp lót: Tiến hành thi công lớp lót Sika Primer bằng cọ hoặc rulo lên bề mặt cần chống thấm.
- Bước 3: Thi công lớp chống thấm
- Đối với màng chống thấm: Dán màng Sika WP Membrane lên bề mặt cần chống thấm, đảm bảo các mép màng được dán kín khít.
- Đối với dung dịch chống thấm: Quét dung dịch chống thấm Sika 101 hoặc SikaTop Seal 109 lên bề mặt cần chống thấm bằng cọ hoặc rulo, thi công 2 – 3 lớp.
- Đối với vữa chống thấm: Trộn vữa chống thấm SikaTop Seal 110 hoặc Sikagrout 300 theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất, sau đó thi công lên bề mặt cần chống thấm bằng bay trát.
- Bước 4: Bảo dưỡng: Sau khi thi công lớp chống thấm, cần bảo dưỡng bằng cách giữ ẩm cho bề mặt trong vòng 24 – 48 giờ bằng màng nilon hoặc bao tải ướt.
3. Sử dụng màng chống thấm
Màng chống thấm là một loại vật liệu chống thấm làm từ polymer tổng hợp, được sử dụng để ngăn chặn nước xâm nhập vào các công trình như hố pit. Màng chống thấm có nhiều loại khác nhau, bao gồm màng chống thấm khò nóng, màng chống thấm tự dính, màng chống thấm gốc bitum, màng chống thấm gốc cao su tổng hợp,…
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp | Tất cả các loại hố pit |
Chi phí dự kiến | Giao động trong khoảng 500.000 đồng/m² đến 1.500.000 đồng/m² |
Các bước thi công màng chống thấm cho hố pit được thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt: Làm sạch bề mặt hố pit, đảm bảo không có các đầu mối sắc nhọn, dầu mỡ hoặc các chỗ lồi lõm.
- Bước 2: Thi công lớp lót: Sử dụng cọ hoặc rulo để thi công lớp lót lên bề mặt cần chống thấm. Thi công 1 – 2 lớp lót, mỗi lớp từ 0,2 – 0,5kg/m², đảm bảo phủ kín toàn bộ bề mặt. Để mỗi lớp lót khô ráo hoàn toàn trong khoảng 1 giờ trước khi thi công lớp tiếp theo hoặc màng chống thấm.
- Bước 3: Thi công màng chống thấm: Dùng bình gas hoặc đèn khò để làm nóng chảy lớp bitumen trên mặt dưới của màng chống thấm. Khi lớp bitumen nóng chảy, đặt màng chống thấm lên bề mặt cần chống thấm. Miết chặt màng chống thấm để loại bỏ hết bọt khí và đảm bảo màng bám dính tốt vào bề mặt.
- Bước 4: Cán lớp vữa bảo vệ: Sau khi màng chống thấm đã được trải và khò khô, cán một lớp vữa bảo vệ lên trên. Lớp vữa này giúp bảo vệ màng chống thấm khỏi các tác động vật lý và hóa học từ môi trường xung quanh.
- Bước 5: Ghép cốp pha và đổ bê tông: Khi lớp vữa bảo vệ khô, tiến hành ghép cốp pha và đổ bê tông cho hố pit. Đảm bảo rằng bê tông được đổ đều và đủ độ dày theo yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 6: Tháo cốp pha và quét thêm một lớp lót: Sau khi lớp bê tông khô cứng, gỡ bỏ cốp pha và quét thêm một lớp lót để tăng cường độ bền cho bề mặt.
4. Sử dụng sơn chống thấm
Sơn chống thấm là vật liệu dạng lỏng được sử dụng để thi công lên bề mặt cần chống thấm, tạo thành lớp màng ngăn chặn nước xâm nhập. Một số loại sơn chống thấm phổ biến như sơn chống thấm gốc xi măng, sơn chống thấm gốc acrylic,…
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp | Tất cả các loại hố pit |
Chi phí dự kiến | Giao động trong khoảng 200.000 đồng/m² đến 500.000 đồng/m² |
Bạn có thể tham khảo quy trình sử dụng sơn chống thấm cho hố pit cụ thể dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Loại bỏ rác thải, vật liệu dư thừa, bụi bẩn, dầu mỡ khỏi bề mặt hố pit. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo.
- Bước 2: Pha trộn sơn chống thấm: Pha trộn theo tỉ lệ nhà sản xuất khuyến cáo, tỷ lệ thông thường được sử dụng là 1:1 (1kg bột : 1kg keo) hoặc 2:1 (2kg bột : 1kg keo). Nên sử dụng máy khuấy điện hoặc tay cầm quấy sơn chuyên dụng cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, mịn, không có vón cục. Lưu ý: Chỉ pha chế đủ lượng sơn cần thiết cho khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút để đảm bảo rằng sơn không bị đông cứng trước khi kịp sử dụng hết.
- Bước 3: Thi công sơn chống thấm: Sử dụng cọ, rulo hoặc máy phun sơn để thi công sơn chống thấm lên bề mặt cần chống thấm. Thi công 2 – 3 lớp sơn chống thấm, mỗi lớp cách nhau tối thiểu 24 giờ. Thi công đều đặn, đảm bảo phủ kín toàn bộ bề mặt, chú ý các góc cạnh và khe hở.
- Bước 4: Bảo dưỡng: Sau khi thi công lớp sơn chống thấm cuối cùng, cần bảo vệ bề mặt khỏi tác động của môi trường trong vòng 24 – 48 giờ, tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trong giai đoạn này.
5. Xử lý các khe nứt và co ngót
Xử lý các khe nứt và co ngót là phương pháp sử dụng keo chuyên dụng để làm đầy các khe hở, ngăn chặn nước xâm nhập vào hố pit. Bạn có thể tham khảo bảng thông tin chi tiết dưới đây để cân nhắc sử dụng:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp | Tất cả các loại hố pit, đặc biệt là các hố pit có nhiều khe nứt, co ngót do thi công không đúng kỹ thuật hoặc do tác động của môi trường. |
Chi phí dự kiến | Giao động trong khoảng 500.000 đồng/m² đến 1.000.000 đồng/m² |
Quy trình thi công chống thấm hố pit nhờ phương pháp xử lý các khe nứt và ngót được thực hiện với các bước sau đây:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét, tạp chất bám xung quanh khe nứt, co ngót bằng các dụng cụ như máy chà, bàn chải sắt, máy hút bụi. Sử dụng dung môi chuyên dụng để làm sạch bề mặt khe nứt, co ngót (nếu cần thiết). Để khô ráo hoàn toàn bề mặt khe nứt, co ngót trước khi thi công.
- Bước 2: Pha trộn keo chống thấm: Cho keo vào cốc sạch rồi cho từ từ bột vào cốc khuấy đều bằng máy khuấy điện hoặc tay cầm quấy sơn chuyên dụng cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, mịn, không có vón cục. Tỉ lệ bột và keo được nhà sản xuất khuyến nghị cho từng loại sản phẩm. Thông thường, tỷ lệ này là 1:1 (1kg bột : 1kg keo) hoặc 2:1 (2kg bột : 1kg keo).
- Bước 3: Bơm keo chống thấm: Sử dụng súng bơm chuyên dụng để bơm keo từ một đầu của khe nứt và tiếp tục cho đến khi lấp đầy, đảm bảo rằng keo đã phủ kín toàn bộ khe. Sau đó, dùng dụng cụ chuyên dụng để làm phẳng lớp keo.
- Bước 4: Xử lý bề mặt: Sau khi bơm keo chống thấm, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu chống thấm khác như sơn chống thấm, vữa chống thấm, màng chống thấm để tăng hiệu quả chống thấm cho hố pit.
- Bước 5: Bảo dưỡng: Sau khi thi công xong, bạn cần bảo vệ bề mặt hố pit khỏi tác động của môi trường trong vòng 24 – 48 giờ bằng bạt che hoặc nilon.
6. Lắp đặt hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước được lắp đặt trong hố pit có nhiệm vụ thu gom và dẫn nước thải ra ngoài, ngăn chặn nước ứ đọng gây ngấm, tràn, ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp | Tất cả các loại hố pit, đặc biệt là các hố pit thường xuyên có nước thải, nước mưa hoặc nước rò rỉ |
Chi phí dự kiến | Giao động trong khoảng 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Dưới đây là quy trình thi công cho hệ thống thoát nước bằng PVC, thường được sử dụng cho các hố pit thang máy:
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng: Loại bỏ rác thải, vật liệu dư thừa, bùn đất trong hố pit. Cân bằng bề mặt hố pit, đảm bảo độ dốc nhất định cho rãnh thoát nước (thường là 1 – 2%). Làm sạch bề mặt hố pit bằng nước và để khô ráo hoàn toàn.
- Bước 2: Lắp đặt rãnh thoát nước: Đặt rãnh thoát nước theo vị trí đã xác định, đảm bảo rãnh nằm sát mặt đáy hố pit và theo độ dốc đã thiết kế. Sử dụng keo silicone hoặc vữa chống thấm để gắn chắc rãnh thoát nước xuống đáy hố pit. Chú ý kết nối các đoạn rãnh bằng khớp nối phù hợp (nếu cần thiết).
- Bước 3: Lắp đặt ống thoát nước: Nối một đầu ống thoát nước vào khớp nối cuối cùng của rãnh thoát nước. Đảm bảo ống thoát nước có độ dốc hướng về hệ thống thoát nước chung. Cố định ống thoát nước vào thành hố pit bằng dây kẹp hoặc giá đỡ chuyên dụng. Kết nối đầu còn lại của ống thoát nước với hệ thống thoát nước chung bằng các phụ kiện phù hợp.
- Bước 4: Lắp đặt bẫy cát: Nối bẫy cát vào ống thoát nước bằng khớp nối phù hợp, đảm bảo bẫy cát nằm thẳng đứng và khớp nối được siết chặt.
- Bước 5: Hoàn thiện và kiểm tra: Phủ kín tất cả các khoảng trống và mối nối bằng keo silicon hoặc vữa chống thấm. Sau đó, bạn đổ một lượng nước vừa đủ vào hố để kiểm tra hiệu quả của hệ thống thoát nước, quan sát xem nước có chảy qua các kênh, đường ống và bẫy cát dễ dàng hay không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, bạn cần khắc phục ngay lập tức.
7. Lắp đặt hệ thống chống thấm ngược
Hệ thống chống thấm ngược hố pit hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo lớp màng chống thấm bên trong lòng hố pit, ngăn chặn nước xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong. Hệ thống được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu có khả năng chống thấm, được xây dựng theo thứ tự gồm lớp đệm, lớp cản thấm và lớp phủ bảo vệ.
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Loại hố pit phù hợp | Tất cả các loại hố pit, đặc biệt là các hố pit có nguy cơ cao bị ngấm nước |
Chi phí dự kiến | Giao động trong khoảng 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Cách lắp đặt hệ thống chống thấm ngược được thực hiện tương tự với cách sử dụng màng chống thấm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những điểm khác biệt, cụ thể:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Tương tự như khi sử dụng màng chống thấm, trước khi lắp đặt hệ thống chống thấm ngược cần loại bỏ các vết bẩn, mạt vữa, dầu mỡ trên bề mặt bê tông của hố pit. Làm sạch bề mặt bằng các phương pháp như chà, phun cát hoặc rửa bằng nước áp lực cao. Sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng trên bề mặt bê tông.
- Bước 2: Lắp đặt màng chống thấm: Trực tiếp lắp đặt màng chống thấm trên bề mặt đã được chuẩn bị. Màng chống thấm phải được dán, hàn hoặc dán kín các mối nối để đảm bảo tính liên tục. Các góc, cạnh phải được xử lý đặc biệt để tăng độ kín.
- Bước 3: Lắp đặt lớp bảo vệ: Sau khi lắp đặt màng chống thấm, sẽ có thêm một lớp bảo vệ được lắp đặt phía trên. Lớp bảo vệ này có thể là vữa xi măng, tấm bảo vệ hoặc các vật liệu khác.
- Bước 4: Hoàn thiện: Vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công. Kiểm tra chất lượng lớp chống thấm, đảm bảo không có khe hở.
Trên đây là thông tin chi tiết về các cách chống thấm hố pit thang máy được ưa chuộng nhất hiện nay. Để lựa chọn được phương pháp chống thấm phù hợp, gia chủ nên nhận tư vấn từ những đơn vị lắp đặt uy tín. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về lắp đặt và sử dụng thang máy thì hãy liên hệ ngay tới Kalea qua:
- Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238
- Website: https://kalealifts.com.vn
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
- Văn phòng tại miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, Khu đô thị SaLa, phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
- Văn phòng tại Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức