3 Cách bố trí thang máy trong nhà ống để mở rộng không gian
Nhà ống là kiểu nhà phố có mặt tiền hẹp và chiều sâu dài. Do có diện tích hạn chế nên việc bố trí thang máy trong nhà ống cần đảm bảo tối ưu được không gian nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ cao. Bài viết sau sẽ giới thiệu những cách thiết kế thang máy cho nhà ống đang được ưa chuộng nhất.
1. Bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ
Lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ phù hợp với những ngôi nhà xây mới vì có thể dễ dàng thiết kế không gian phù hợp. Một số ưu điểm của vị trí lắp đặt này phải kể đến như:
- Tiết kiệm không gian: Bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ giúp tận dụng tối đa khoảng trống vốn có của giếng trời, tiết kiệm được diện tích đáng kể.
- Tạo sự cân đối cho ngôi nhà: Thang máy được đặt ở vị trí trung tâm, tạo ra điểm nhấn ấn tượng và góp phần làm cân đối tổng thể kiến trúc cho ngôi nhà.
- Ít phải thay đổi cấu trúc ngôi nhà: Vị trí giữa cầu thang thường không cần xây dựng nhiều bê tông cốt thép. Vì vậy, lắp đặt thang máy ở vị trí này không cần tác động nhiều đến cấu trúc ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm được loại thang máy có kích thước phù hợp.
Bên cạnh những ưu điểm trên, bạn cũng cần cân nhắc một vài nhược điểm dưới đây trước khi quyết định lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ:
- Cần thiết kế cầu thang có bậc thấp hơn: Một phần diện tích cầu thang được sử dụng để lắp đặt thang máy. Vì vậy, chiều cao của các bậc thang cần được điều chỉnh thấp hơn so với thông thường để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm giác di chuyển và bố trí nội thất tại khu vực cầu thang.
- Căn nhà dễ bị bí bách: Khi lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ sẽ khiến khu vực giếng trời bị che khuất. Do đó, ánh sáng và không khí trong nhà không được lưu thông, gây cảm giác bí bách khó chịu. Nếu lắp đặt thang máy tại vị trí này, bạn nên ưu tiên lắp đặt thang máy kính để tạo cảm giác thông thoáng cho không gian.
2. Bố trí thang máy ở ngoài trời
Thang máy ngoài trời là giải pháp tuyệt vời cho những không gian nhà ống nhỏ hẹp nhưng có tầm nhìn thoáng đẹp. Ưu điểm của vị trí lắp đặt này bao gồm:
- Tối ưu diện tích: Thang máy ngoài trời không chiếm dụng diện tích bên trong căn nhà. Nhờ đó, không gian sinh hoạt của gia đình được rộng rãi hơn.
- Tăng tính thẩm mỹ: Thang máy ngoài trời có thiết kế hiện đại cùng độ bền bỉ cao, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà.
- Tận hưởng tầm nhìn đẹp: Hầu hết thang máy ngoài trời đều sử dụng vách kính cường lực, giúp người sử dụng có thể ngắm nhìn cảnh quan xung quanh khi di chuyển.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Thang máy ngoài trời giúp lấy sáng tự nhiên, tạo cảm giác thông thoáng và tiết kiệm một lượng lớn năng lượng điện để chiếu sáng.
- Dễ dàng bố trí lắp đặt: Việc bố trí vị trí lắp đặt ngoài trời đơn giản, nhanh chóng hơn so với các vị trí khác vì không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu của ngôi nhà.
Tuy nhiên, việc lắp đặt thang máy ngoài trời cũng có một số nhược điểm cần lưu ý như:
- Chi phí lắp đặt cao: Chi phí lắp đặt thang máy ngoài trời có thể cao hơn thang máy trong nhà khoảng 30 – 50%. Nguyên nhân là do thang máy ngoài trời cần sử dụng vật liệu có khả năng chống chịu với thời tiết tốt hơn như kính cường lực dày, khung bao bằng nhôm cao cấp,…
- Bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Thang máy được lắp đặt ở ngoài trên nên phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ngoại cảnh và thời tiết, từ đó có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Cần bảo trì thường xuyên: Thang máy ngoài trời cần bảo trì thường xuyên hơn để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, chi phí bảo trì của thang máy lắp đặt ngoài trường thường cao hơn so với thang máy trong nhà.
- Không riêng tư: Nếu lắp đặt thang máy ngoài trời là thang máy kính, vách thang máy trong suốt thì người sử dụng khó đảm bảo sự riêng tư khi di chuyển.
- Thời gian bảo hành ngắn hơn: Nhà sản xuất thường cam kết thời gian bảo hành của thang máy ngoài trời ngắn hơn so với thang máy lắp đặt trong nhà do thang máy ngoài trời chịu tác động nhiều bởi yếu tố thời tiết. Ví dụ với thang máy gia đình Kalea, đơn vị cam kết thời gian bảo hành thang máy trong nhà là 3-5 năm, trong khi đó thời gian bảo hành thang máy ngoài trời là 1 năm.
3. Bố trí thang máy bên cạnh thang bộ
Thang máy được lắp đặt bên cạnh thang bộ là thiết kế phổ biến, được ưa chuộng ở nhiều không gian nhà ở khác nhau. Cách bố trí thang máy này được yêu thích là nhờ:
- Giữ được sự thông thoáng cho ngôi nhà: Thang máy bên cạnh thang bộ không làm ảnh hưởng đến giếng trời. Vì vậy, ánh sáng, không khí trong và ngoài căn nhà vẫn được lưu thông, giữ cho không gian sống luôn thông thoáng.
- Tăng tính thẩm mỹ: Thang máy thiết kế bên cạnh thang bộ mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng, tạo điểm nhấn cho nội thất trong căn nhà.
- Dễ dàng thi công: Việc thi công thang máy bên cạnh thang bộ đơn giản hơn do không cần phải đục phá nhiều mảng tường hay thay đổi kết cấu của ngôi nhà.
Bên cạnh những ưu điểm trên, thiết kế thang máy cạnh thang bộ cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc như:
- Chiếm dụng nhiều diện tích hơn so với bố trí ở giữa thang bộ: Do bố trí thang máy ở giữa thang bộ tận dụng được khoảng trống ở giếng trời nên sẽ tối ưu diện tích không gian tốt hơn.
- Có thể gặp khó khăn hơn khi di chuyển bằng thang bộ: Cấu trúc của thang máy bao gồm khung đỡ, cửa và ray dẫn hướng, có thể tạo ra những chướng ngại vật trên lối đi của cầu thang bộ trong một số trường hợp.
4. Lưu ý khi chọn thang máy để lắp đặt trong nhà ống
Nhà ống có không gian khá “khiêm tốn”. Vì vậy, nếu bạn không lựa chọn loại thang máy phù hợp thì sẽ khiến ngôi nhà chật chội, bí bách hơn. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp gia chủ sở hữu nhà ống “ăn gian diện tích” đáng kể:
- Ưu tiên chọn thang máy kính: Thang máy kính giúp tạo cảm giác thông thoáng, mở rộng không gian và tăng cường ánh sáng tự nhiên cho khu vực lắp đặt. Vì vậy, đây là giải pháp tuyệt vời dành cho những ngôi nhà nhỏ như nhà ống.
- Ưu tiên thang máy có kích thước nhỏ gọn, tải trọng tối ưu: Thang máy có kích thước nhỏ gọn và tải trọng tối ưu sẽ chiếm ít diện tích hơn, giúp tiết kiệm không gian trong nhà ống.
- Ưu tiên thang máy không cần xây dựng hố thang: Những loại thang máy không cần xây dựng hố thang giúp gia chủ tiết kiệm chi phí thi công, phù hợp với những nhà ống nhỏ và những công trình cải tạo.
- Chọn thiết kế phù hợp với không gian sống: Những thiết kế thang máy phù hợp với không gian sống sẽ tạo sự hài hòa về thẩm mỹ, tăng thêm vẻ đẹp vốn có cho ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế thang máy dành cho nhà ống để dễ dàng lựa chọn.
- Chú ý đến ánh sáng thang máy: Ánh sáng hợp lý sẽ giúp tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho không gian thang máy. Ngoài ra, ánh sáng phù hợp cũng tạo cảm giác thoải mái, thuận tiện cho người dùng khi sử dụng thang máy.
Bạn nên lựa chọn những đơn vị lắp đặt thang máy uy tín hoặc nhờ giúp đỡ từ các chuyên gia để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với không gian, nhu cầu và điều kiện của gia đình. |
5. Kalea – giải pháp thang máy gia đình tối ưu cho nhà ống
Kalea là thương hiệu thang máy gia đình cao cấp từ Thụy Điển, được thiết kế và sản xuất với công nghệ hiện đại. Sản phẩm thang máy của Kalea đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của các gia đình tại Việt Nam, đặc biệt là những gia đình sở hữu nhà ống. Thang máy Kalea phù hợp với những không gian nhỏ hẹp như nhà ống do:
- Tiết kiệm diện tích: Thang máy Kalea có thiết kế nhỏ gọn với đa dạng mẫu mã, phù hợp với nhiều diện tích không gian khác nhau. Đặc biệt, dù có kích thước nhỏ nhưng thang máy Kalea được thiết kế tối ưu về diện tích sử dụng, tạo không gian thoải mái cho người dùng đứng khi thang máy di chuyển.
- Thiết kế kính: Thiết kế kính của các dòng thang máy Kalea mang đến hiệu ứng thị giác đẹp mắt. Đặc biệt, Kalea tích hợp hệ thống đèn LED cao cấp cho thang máy, giúp người dùng có cảm giác không gian được mở rộng và đẹp mắt hơn.
- Độ bền cao, linh hoạt lắp đặt trong nhà và ngoài trời: Thang máy Kalea được sản xuất từ các vật liệu cao cấp, có khả năng chịu lực tốt, chống ăn mòn cao, đảm bảo độ bền bỉ theo thời gian. Nhờ đó, thiết bị có thể linh hoạt lắp đặt ở cả trong nhà và ngoài trời.
- Không cần xây hố pít hoặc hố pít nông chỉ 60 – 100mm: Thang máy Kalea sử dụng hệ thống truyền động dạng trục vít, không cần đào hố pít sâu, giúp tiết kiệm chi phí thi công và phù hợp với những nhà ống có kết cấu sẵn có. Ngoài ra, hố pit nông giúp tối ưu diện tích sử dụng và hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.
Dưới đây là hình ảnh một số công trình lắp đặt thang máy cho nhà ống của Kalea mà bạn có thể tham khảo:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn lựa chọn được cách bố trí thang máy trong nhà ống phù hợp để tối ưu không gian sống của gia đình. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến thang máy thì hãy liên hệ ngay tới Kalea qua:
- Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238
- Website: https://kalealifts.com.vn
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
- Văn phòng tại miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, Khu đô thị SaLa, phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
- Văn phòng tại Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức