Đừng bảo dưỡng thang máy gia đình nếu chưa đọc bài viết sau!

2021/10/24

Sau thời gian dài liên tục hoạt động, thang máy sẽ có tình trạng hư hỏng và hao mòn các bộ phận, linh kiện bên trong. Do đó, bảo dưỡng thang máy gia đình đóng vai trò thiết yếu để duy trì khả năng vận hành trơn tru của thiết bị và đảm bảo an toàn cho người dùng. Hãy cùng Kalea tìm hiểu chi tiết về việc bảo trì thang máy của gia đình trong bài viết dưới đây. 

1. Bảo dưỡng thang máy gia đình là gì?

Bảo dưỡng thang máy gia đình là quá trình kiểm tra định kỳ và tra dầu các bộ phận của thang máy để đảm bảo quá trình vận hành mượt mà, giảm nguy cơ xảy ra sự cố khi sử dụng. Các loại thang máy khác nhau sẽ có thiết kế và cấu trúc khác nhau, vì vậy mỗi loại sẽ có những yêu cầu riêng trong cách thức bảo dưỡng. 

Đối với thang máy cabin, ngoài việc kiểm tra hệ thống thiết bị vận hành, kỹ thuật viên còn cần kiểm tra hệ thống điều khiển, cửa cabin, đèn chiếu sáng và các thiết bị bên trong để đảm bảo không gian trong cabin được an toàn và thoải mái nhất. 

Mặt khác, thang máy sàn nâng có cơ chế hoạt động đơn giản hơn nên việc bảo trì cũng không quá phức tạp. Quá trình bảo trì thang máy sàn nâng chỉ cần tập trung tới hệ thống cơ khí, điện tử và các bộ phận đặc biệt như bánh xe, hệ thống nâng hạ,… để đảm bảo quá trình vận hành mượt mà.

Bảo dưỡng thang máy gia đình định kỳ giúp duy trì khả năng vận hành của thiết bị
Bảo dưỡng thang máy gia đình định kỳ giúp duy trì khả năng vận hành của thiết bị

2. Lý do nên bảo dưỡng thang máy thường xuyên

Thang máy gia đình hoạt động “năng suất” mỗi ngày. Việc bảo dưỡng thang máy định kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích như: 

  • Giúp thang máy hoạt động ổn định, bền bỉ: Trong quá trình vận hành, thang máy ít nhiều cũng sẽ bị hư hỏng và hao mòn các bộ phận bên trong mà người sử dụng khó có thể phát hiện. Việc bảo trì thường xuyên sẽ giúp kịp thời phát hiện và sửa chữa kịp thời, nâng cao tuổi thọ của thang.
  • An toàn cho người sử dụng: Hầu hết các sự cố thang máy xảy ra đều bắt nguồn từ việc không bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần thường xuyên kiểm tra và sửa chữa thiết bị.
  • Giảm chi phí thay thế thiết bị, linh kiện: Các thiết bị và linh kiện sẽ được kéo dài thời gian hoạt động nếu bạn bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên. Nhờ đó, bạn cũng giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa và thay thế khi các bộ phận này bị hư hỏng trong quá trình vận hành.
Thang máy gia đình hoạt động mỗi ngày nên cần bảo dưỡng thường xuyên
Thang máy gia đình hoạt động mỗi ngày nên cần bảo dưỡng thường xuyên

3. Thời gian bảo dưỡng thang máy gia đình

Thời gian bảo dưỡng thang máy gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thang máy, tần suất sử dụng, môi trường hoạt động,… Thông thường, khoảng thời gian này sẽ được áp dụng  như sau:

  • Đối với thang máy mới lắp đặt: Để đảm bảo hiệu suất hoạt động của thang máy mới lắp đặt, bạn nên thực hiện bảo trì 1 – 3 tháng/lần tùy theo từng dòng thang. Trong khoảng 1 năm đầu sử dụng, bạn cần đặc biệt chú ý bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo thang máy hoạt động mượt mà. 
  • Thang sử dụng sau 1 năm: Với những thang máy đã qua sử dụng sau 1 năm, bạn cần liên tục kiểm tra và bảo trì. Tần suất bảo trì phù hợp là 1 – 2 lần/tháng đối với thang máy liên doanh và 2 – 4 lần/năm đối với những dòng thang máy nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, bạn cần lưu ý, thang máy đã qua sử dụng càng lâu thì càng cần bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động.
Các nhà sản xuất đều đưa ra quy định về thời gian bảo dưỡng cho từng loại thang máy
Các nhà sản xuất đều đưa ra quy định về thời gian bảo dưỡng cho từng loại thang máy

4. Dấu hiệu thang máy cần bảo dưỡng sớm hơn dự kiến

Trong quá trình thang máy vận hành, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng là “lời cảnh báo” cần bảo dưỡng thang máy gia đình sớm hơn dự kiến. Một số tình trạng phổ biến mà bạn có thể gặp phải như:

  • Thang phát ra âm thanh lạ trong quá trình hoạt động, đặc biệt là khi khởi động và dừng thang.
  • Thang di chuyển chậm, thường xuyên giật nhẹ, thời gian chờ thang kéo dài bất thường.
  • Hệ thống cáp hoạt động kém khiến cho quá trình di chuyển không trơn tru, mượt mà. 
  • Một số dấu hiệu phổ biến khác: Thang máy dừng đột ngột, cửa thang thường xuyên bị kẹt,…

Mỗi bộ phận đều có tầm quan trọng nhất định trong quá trình hoạt động của thang máy. Một chi tiết nhỏ bị trục trặc cũng có thể khiến thang máy gặp sự cố, gây nguy hiểm khi sử dụng.

Bạn cần tiến hành bảo dưỡng thang máy sớm nhất khi có dấu hiệu bất thường
Bạn cần tiến hành bảo dưỡng thang máy sớm nhất khi có dấu hiệu bất thường

5. Quy trình bảo dưỡng thang máy gia đình

Mỗi loại thang máy sẽ có cách thức bảo dưỡng khác nhau nhưng đều cần tuân thủ theo các bước cơ bản dưới đây:

  • Bước 1: Thu thập thông tin liên quan về thang máy do chủ nhà cung cấp như tình trạng kỹ thuật, trạng thái hoạt động của thang…..
  • Bước 2: Thực hiện kiểm tra quá trình thang máy vận hành bằng cách thử di chuyển lên xuống, dừng lại các tầng để đánh giá khả năng hoạt động. 
  • Bước 3: Tiến hành kiểm tra và vệ sinh khoang thang máy, bao gồm các bộ phận như vách, thang dẫn hướng, đế khoang máy,…
  • Bước 4: Kiểm tra giếng thang và thiết bị phía phía trên cabin như quạt thông gió, cáp điện dọc giếng thang, đệm cao su chống rung lắc cabin,…
  • Bước 5: Kiểm tra đáy giếng thang và khu vực dưới cabin (công tắc, ổ cắm, đèn ở đáy giếng, guốc trượt dưới của cabin, các liên kết thiết bị,…)
  • Bước 6: Thực hiện bảo dưỡng trong cabin để đảm bảo không gian an toàn và thoải mái nhất cho người dùng. Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng đèn chiếu sáng, bảng điều khiển trong cabin, khe hở cửa tầng,… 
  • Bước 7: Kiểm tra và bảo trì khu vực bên ngoài thang máy bao gồm các thiết bị như bảng điều khiển, khe hở cửa tầng,…
  • Bước 8: Kết thúc quá trình bảo dưỡng và đánh giá tình trạng hoạt động chi tiết của thang máy.
Quy trình bảo dưỡng thang máy gia đình được thực hiện và đánh giá qua 8 bước
Quy trình bảo dưỡng thang máy gia đình được thực hiện và đánh giá qua 8 bước

6. Các hạng mục bảo trì thang máy cabin cho gia đình

Các bộ phận bên trong thang máy đều cần được bảo trì thường xuyên để duy trì hiệu suất hoạt động được trơn tru, mượt mà. Các linh kiện và thiết bị có thể được chia thành 7 hạng mục chính sau đây:

  • Hệ thống điều khiển trong thang máy: Hệ thống này bao gồm bộ cứu hộ, cáp thép, puly,…
  • Động cơ của thang máy: Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và tình trạng các thiết bị để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định và an toàn.
  • Ray điều hướng: Nhân viên kỹ thuật cần kiểm tra các điểm liên kết ray và giữa ray với các bộ phận khác, tiến hành thay thế nếu có dấu hiệu đứt gãy. 
  • Hệ thống liên kết cabin: Kỹ thuật viên cần chú ý kiểm tra các khu vực quan trọng như đầu cáp treo, quạt thông quá, cáp đối trọng,…
  • Hệ thống chiếu sáng và an toàn ở cabin: Hệ thống này giúp đảm bảo an toàn cho người bên trong cabin khi di chuyển, đặc biệt là khi xảy ra sự cố. Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành bảo trì các bộ phần như hệ thống đèn, chuông cứu hộ, intercom, …
  • Khu vực cửa tầng: Bảng điều khiển trước cửa , khe hở và khoá cửa là những bộ phận quan trọng, cần đặc biệt chú ý khi kiểm tra hệ thống cửa tầng.
  • Chất lượng quá trình vận hành của thang máy: Các vấn đề chính cần được kiểm tra để xác định tình trạng hoạt động của thang máy như hệ thống cứu hộ, tốc độ di chuyển,…
Khi bảo trì thang máy cabin, cần kiểm tra nghiêm ngặt tất cả các bộ phậnđể đảm bảo an toàn và hiệu suất ổn định khi sử dụng 
Khi bảo trì thang máy cabin, cần kiểm tra nghiêm ngặt tất cả các bộ phậnđể đảm bảo an toàn và hiệu suất ổn định khi sử dụng 

7. Chi phí bảo dưỡng thang máy gia đình

Chi phí bảo dưỡng thang máy gia đình tùy thuộc vào loại thang máy, cơ sở nhận bảo trì và công nghệ của thiết bị. Chi phí bảo dưỡng thang máy cabin và thang máy sàn nâng có sự khác nhau nhưng không quá chênh lệch. Mức giá trung bình cho một lần bảo dưỡng đối với thang máy liên doanh là 500.000 – 2.000.000 VNĐ/lần và 2.000.000 – 6.000.000 VNĐ/lần đối với thang máy nhập khẩu. Thông thường thang máy mới lắp đặt sẽ có thời hạn bảo dưỡng miễn phí trong vòng tối thiểu 1 năm, tuỳ vào thương hiệu và nhà sản xuất.  

Lưu ý: Chi phí bảo dưỡng không bao gồm chi phí thay thế linh kiện sau khi hết thời gian bảo hành hoặc bị hỏng do lỗi của người sử dụng.  

Chi phí bảo dưỡng thang máy giao động trong khoảng 500.000 - 6.000.000 VNĐ/lần
Chi phí bảo dưỡng thang máy giao động trong khoảng 500.000 – 6.000.000 VNĐ/lần

8. Lưu ý khi bảo trì thang máy cabin, sàn nâng,…

Bảo dưỡng thang máy gia đình thường xuyên không chỉ giúp duy trì hiệu suất hoạt động ổn định mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi tiến hành bảo trì thiết bị này:

  • Vệ sinh thường xuyên: Bên cạnh việc thuê đơn vị lắp đặt bảo dưỡng, chủ nhà cũng có thể vệ sinh thang máy thường xuyên để giảm thiểu chi phí và tăng tuổi thọ của thang máy. Bạn có thể sử dụng khăn lau, máy hút bụi và dung dịch tẩy rửa trung tính. Các khu vực cần dọn vệ sinh bao gồm:
    • Vệ sinh sàn thang máy.
    • Làm sạch rãnh trượt cửa tầng.
    • Vệ sinh vách thang máy.
    • Lau sạch phần tay vịn trong cabin.
    • Dọn vệ sinh xung quanh tầng lắp thang máy.
  • Lựa chọn đơn vị bảo dưỡng uy tín: Trên thị trường có không ít các đơn vị chuyên bảo trì thang máy với nhiều mức giá khác nhau. Bạn nên ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị chính hãng để yên tâm về chất lượng dịch vụ bảo dưỡng.
Lựa chọn đơn vị bảo dưỡng thang máy uy tín giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí
Lựa chọn đơn vị bảo dưỡng thang máy uy tín giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí

Trên đây là toàn bộ kiến thức hữu ích liên quan đến việc bảo dưỡng thang máy trong gia đình. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay Kalea để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​
  • Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
    • Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức