6 lưu ý chọn thang máy khi gia đình có người khuyết tật

2025/01/17

Nếu trong gia đình có người khuyết tật thì việc lắp đặt thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và tạo điều kiện di chuyển thuận lợi. Dưới đây là 6 lưu ý giúp gia chủ lựa chọn thang máy dành cho người khuyết tật phù hợp nhất!

1. Chú ý tốc độ di chuyển của thang máy

Tốc độ di chuyển quá nhanh có thể khiến người khuyết tật bị mất thăng bằng, gây chóng mặt hoặc căng thẳng không cần thiết. Tốc độ quá chậm có thể khiến người dùng bị lo lắng khi đứng trong thang máy quá lâu. Vì vậy, gia chủ cần chọn tốc độ hợp lý để thang máy vận hành êm ái, giảm hao mòn linh kiện.

Tốc độ thang máy an toàn được khuyến cáo là 0.15m/s. Đây là tốc độ an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu, vừa đảm bảo sự êm ái khi thang chuyển động, vừa hạn chế tình trạng chóng mặt hay mất thăng bằng, đặc biệt đối với người sử dụng xe lăn hoặc gậy chống.

Thang máy cao cấp được thiết tốc độ di chuyển chuẩn an toàn châu Âu (0.15m/s), đảm bảo an toàn cho người khuyết tật
Thang máy cao cấp được thiết tốc độ di chuyển chuẩn an toàn châu Âu (0.15m/s), đảm bảo an toàn cho người khuyết tật

2. Ưu tiên thiết kế kính

Thang máy kính cho phép người bên ngoài có thể nhìn thấy người bên trong khi di chuyển, từ đó có thể:

  • Nắm bắt nhanh chóng tình hình người ở trong thang để kịp thời hỗ trợ khi cần.
  • Không gian mở, nhìn ra bên ngoài giúp người dùng cảm thấy yên tâm hơn, không còn cảm giác bí bách khi di chuyển.

Không chỉ vậy, thiết kế kính cho phép ánh sáng xuyên qua, tiết kiệm điện năng sử dụng vào ban ngày và mang đến vẻ hiện đại, sang trọng cho nội thất căn nhà.

Thang máy kính cho phép người bên ngoài thang quan sát người khuyết tật di chuyển và hỗ trợ kịp thời khi cần
Thang máy kính cho phép người bên ngoài thang quan sát người khuyết tật di chuyển và hỗ trợ kịp thời khi cần

Lưu ý khi chọn thiết kế kính cho thang máy gia đình nếu nhà có người khuyết tật:

  • Ưu tiên kính cường lực có độ an toàn cao, chịu nhiệt và chống vỡ tốt.
  • Đảm bảo cabin/sàn nâng rộng rãi để người khuyết tật (đặc biệt người sử dụng xe lăn) có thể di chuyển tự do.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm thi công kính cường lực để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ.

3. Chú ý các tính năng an toàn của thang máy

Người khuyết tật thường gặp khó khăn khi thao tác hoặc xử lý tình huống khẩn cấp, do đó những tính năng an toàn sẽ giảm bớt áp lực, giúp họ an tâm hơn. Các tính năng an toàn như đèn khẩn cấp, hệ thống gọi cứu hộ, chuông báo động, kết nối 4G,… giúp gửi thông tin kịp thời tới người thân hoặc đội ngũ kỹ thuật.

Các tính năng an toàn cần thiết trong thang máy có thể kể đến như:

  • Hệ thống điện dự phòng: Đảm bảo thang máy vẫn di chuyển được hoặc dừng tầng an toàn nếu xảy ra mất điện đột ngột.
  • Cảm biến cửa: Nhận biết vật cản, tránh kẹt cửa khi người khuyết tật di chuyển xe lăn hoặc gậy.
  • Chuông báo động, điện thoại kết nối: Giúp liên lạc với người ngoài hoặc trung tâm cứu hộ.
  • Quạt thông gió, âm nhạc: Tạo không gian thoáng đãng, phân tán sự lo lắng cho người dùng.

Lưu ý khi chọn tính năng an toàn cho thang máy:

  • Tránh chọn quá nhiều tính năng không cần thiết gây lãng phí, hoặc quá ít tính năng làm người khuyết tật thiếu an toàn.
  • Đảm bảo các linh kiện an toàn được sản xuất và kiểm định đúng tiêu chuẩn.

4. Thiết kế mặt sàn thang

Gia chủ cần thiết kế mặt sàn thang tuân thủ theo 3 quy tắc sau:

  • Tuân theo chuẩn ADA: Tổ chức ADA (Americans with Disabilities Act) khuyến nghị kích thước khu vực trống khoảng 1500mm x 1500mm để xe lăn xoay trở thoải mái.
  • Chiều rộng tối thiểu 1700 mm: Giúp xe lăn hoặc phương tiện hỗ trợ khác di chuyển vào cabin/sàn thang dễ dàng.

Tùy diện tích nhà và kích cỡ xe lăn, gia chủ nên nhờ đơn vị thiết kế tư vấn cỡ sàn thang máy chuẩn. 

Phần sàn thang máy cần được thiết kế bằng so với mặt sàn hoặc có dụng cụ hỗ trợ di chuyển bằng xe lăn khi người khuyết tật ra vào thang
Phần sàn thang máy cần được thiết kế bằng so với mặt sàn hoặc có dụng cụ hỗ trợ di chuyển bằng xe lăn khi người khuyết tật ra vào thang

Ngoài ra, thiết kế khoảng cách giữa sàn thang và mặt sàn tầng cần đảm bảo:

  • Hạn chế bậc cao, đảm bảo người khuyết tật không gặp khó khi di chuyển vào cabin.
  • Ưu tiên thiết kế liền mạch, phẳng và khớp với cabin/sàn thang để xe lăn không bị vấp.

Về chất liệu sàn thang, gia chủ cần lưu ý: 

  • Chống trượt, chống ẩm mốc: Các loại sàn được khuyên dùng nếu gia đình có người khuyết tật bao gồm đá laminate, vinyl, gỗ hoặc da. 
  • Dễ vệ sinh: Bề mặt sàn chống bám bụi giúp quá trình làm sạch trở nên đơn giản hơn. Gia chủ lưu ý không trải thảm dày vì khó làm sạch, xe lăn khó di chuyển.

5. Thiết kế cửa thang

Khóa cửa hoặc tay nắm cần bố trí ngang tầm với người ngồi xe lăn, giúp họ chủ động ra vào. Ngoài ra, gia chủ nên chọn cửa tự động hoặc cửa saloon 2 cánh tự động để tối thiểu thao tác cần dùng đến lực tay.

Lưu ý: Việc chọn nút bấm cơ học hoặc cảm ứng tùy vào nhu cầu, đảm bảo thao tác nhanh, không yêu cầu nhiều lực. Gia chủ nên ưu tiên lắp đặt khóa cửa tự động để người khuyết tật không cần dùng lực đẩy hay kéo cửa quá nhiều.

Một số loại thang máy cao cấp như Kalea Kosmos X80 Limited được trang bị sẵn cửa kính 2 cánh tự động cao cấp hỗ trợ người khuyết tật tự lập trong quá trình di chuyển ra - vào thang
Một số loại thang máy cao cấp như Kalea Kosmos X80 Limited được trang bị sẵn cửa kính 2 cánh tự động cao cấp hỗ trợ người khuyết tật tự lập trong quá trình di chuyển ra – vào thang

6. Chú ý vị trí thiết kế bảng điều khiển thang máy và tay vịn

Bảng điều khiển là điểm tương tác chính của người dùng trong thang máy, đòi hỏi thiết kế đơn giản, dễ sử dụng với người khuyết tật. Tay vịn hỗ trợ người khuyết tật giữ thăng bằng, vịn tay khi di chuyển, tránh ngã.

Lưu ý khi thiết kế bảng điều khiển:

  • Chiều cao vừa tầm: Tương tự khóa cửa, bảng điều khiển nên ở độ cao người khuyết tật (đặc biệt là xe lăn) có thể với tới dễ dàng (cách khoảng 900-1100 mm từ sàn).
  • Phím bấm nổi: Giúp người khiếm thị nhận biết bằng xúc giác. Gia chủ nên kết hợp phím bấm nổi với đèn LED tương phản cho người khiếm thính.
  • Điều khiển từ xa (nếu có): Tùy mẫu thang, gia chủ có thể cân nhắc cài đặt remote điều khiển, giảm số lần thao tác trực tiếp.
Bảng điều khiển cần được thiết kế trong tầm tay của người khuyết tật
Bảng điều khiển cần được thiết kế trong tầm tay của người khuyết tật

Lưu ý khi lắp tay vịn:

  • Đặt ngang tầm với người dùng: Tay vịn nên lắp cao khoảng 850-900 mm so với sàn, đồng nhất ở tất cả các mặt thang máy. .
  • Chất liệu chắc chắn: Thép không gỉ hoặc kim loại sơn tĩnh điện, tránh gỗ dễ trơn trượt hoặc hư hỏng do ẩm.
  • Góc bo tròn: Không gây cấn hay gây thương tích khi người khuyết tật tựa tay.

Việc lựa chọn thang máy gia đình cho người khuyết tật đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến tốc độ di chuyển, thiết kế kính, tính năng an toàn, mặt sàn cabin, cửa thang và vị trí bảng điều khiển – tay vịn. Một thiết kế thang máy phù hợp sẽ tối ưu trải nghiệm di chuyển, đảm bảo an toàn và giúp người khuyết tật hoà nhập tốt hơn vào cuộc sống thường ngày.

Hy vọng với 6 lưu ý trên, bạn sẽ tìm được thang máy lý tưởng dành cho người khuyết tật, mang lại cuộc sống tiện nghi và an toàn cho tất cả thành viên trong gia đình. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ với Kalea qua:

Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ:

  • Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
  • Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
  • Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức