Xử lý thang máy gặp sự cố với 8 giải pháp từ Kỹ thuật viên
Thang máy gặp sự cố là điều không gia chủ nào muốn gặp phải trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra với thang máy, bạn cần biết cách xử lý trong khi đợi cứu hộ. Bài viết sẽ giúp bạn nắm vững một số phương pháp giải quyết tình huống sự cố ở thang máy từ kinh nghiệm của Kỹ thuật viên.
1. 8 sự cố thang máy thường gặp và cách khắc phục
Thang máy gặp sự cố là hoàn toàn có khả năng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình kiến thức cần thiết dưới đây để ứng biến được với những sự cố thang máy thường gặp.
1.1. Sự cố rơi thang máy
Nếu đứt cáp bất ngờ hoặc hỏng thắng thì thang máy sẽ bị rơi tự do rất nhanh và bất ngờ, khiến người bên trong cabin bị mất trọng lực, mọi nút bấm đều bị vô hiệu hóa. Đây là sự cố rất nguy hiểm vì thế các loại thang máy luôn bổ sung một hệ thống phanh cơ kìm chặt cabin vào dây cáp giúp giảm tốc độ của thang máy nhiều nhất có thể để tránh gây tai nạn đáng tiếc.
Thang máy rơi là sự cố rất nguy hiểm.
Bạn nên tìm kiếm nhà cung cấp máy nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực để tư vấn, lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng thang máy để tránh được sự cố rơi thang máy. Thang máy Kalea được áp dụng công nghệ trục vít nên gần như hạn chế tối đa sự cố rơi thang máy.
1.2. Thang máy mất kiểm soát về tốc độ
Tốc độ an toàn cho phép của thang máy sàn nâng theo tiêu chuẩn châu Âu là 0,15m/s. Khi thang máy di chuyển nhanh hơn quy chuẩn thì có nghĩa thang đang bị mất kiểm soát về tốc độ. Người sử dụng thường nhầm lẫn việc thang máy chạy vượt tốc độ với việc thang máy rơi tự do.
Thang máy mất kiểm soát tốc độ sẽ chạy nhanh hơn tốc độ cho phép, chứ không rơi.
Thang máy chạy nhanh hơn bình thường có thể do các chốt an toàn và hệ thống thắng không đảm bảo chất lượng, gặp lỗi khi vận hành. Vì thế, bạn cần lựa chọn đúng địa chỉ cung cấp thang máy cao cấp, chính hãng với đội thợ kinh nghiệm dày dạn để lắp đặt hệ thống thắng cẩn thận.
1.3. Thang máy bị treo
Người sử dụng dễ dàng nhận biết sự cố thang treo khi thang đột ngột dừng lại khi đang di chuyển và bất động ở vị trí hiện có. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự cố này nằm ở việc nguồn điện mất pha, đảo pha, việc bảo dưỡng, sửa chữa thang máy không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng hoặc bộ phận cấu tạo, linh kiện nào đó của thang bị lỗi.
Thang máy có thể bị treo do mất điện, hỏng linh kiện hoặc bảo dưỡng không tốt.
Để tránh sự cố này, bạn nên tìm đến những thương hiệu, đơn vị uy tín, có đội ngũ kỹ thuật lành nghề, chuyên môn cao khi muốn lắp đặt thang máy cho công trình nhà ở, công ty, văn phòng,…
1.4. Thang máy mất điện
Thang máy mất điện sẽ làm thang máy dừng mọi hoạt động do nguồn điện bị cắt đứt đột ngột. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho trường hợp này là đèn trong cabin sẽ tắt bất ngờ, thang máy dừng rồi di chuyển dần dần tới tầng gần nhất và tự động mở cửa thang để người bên trong thoát ra ngoài.
Thang máy sẽ di chuyển người bên trong tới tầng ở gần nhất khi gặp sự cố mất điện.
Tuy hầu hết các loại thang máy hiện nay đều có một nguồn năng lượng dự trữ, đề phòng các trường hợp sự cố, bạn vẫn nên trang bị thêm một chiếc máy phát điện dùng riêng cho thang máy.
Xem thêm: Thang máy gia đình khi MẤT ĐIỆN – 5 điều NHẤT ĐỊNH phải biết
1.5. Thang máy bị kẹt
Thang máy bị kẹt sẽ không di chuyển, cửa thang không mở được, đèn trong cabin có thể chập chờn, các nút gọi tầng không phát tín hiệu. Sự cố này xảy ra có thể từ nguyên nhân mất điện, cửa thang mắc vật cản, các bộ phận không được vệ sinh hoặc không bảo dưỡng định kỳ.
Khi bị kẹt, thang máy sẽ vô hiệu hóa cửa.
Dựa vào nguyên nhân, bạn có thể thực hiện những cách sau đây để hạn chế gặp sự cố kẹt thang máy:
- Bổ sung máy phát điện riêng cho thang máy
- Bổ sung thiết bị an toàn cho cửa thang máy
- Vệ sinh thang máy thường xuyên
- Bảo dưỡng, bảo trì định kỳ
- Lựa chọn thang máy từ thương hiệu lớn, uy tín.
Có thể bạn quan tâm: Thang máy gia đình bị kẹt | Nguyên nhân và 3 bước xử lý đơn giản
1.6. Thang máy không đóng được cửa
Khi có dị vật hoặc vật cản rơi vào rãnh cửa thì cửa thang máy sẽ không thể đóng được. Người dùng sẽ không thể sử dụng thang để di chuyển vì cửa không hoạt động đóng mở bình thường.
Thang máy không thể đóng cửa khi có vật cản.
Khi gặp sự cố này, bạn có thể kiểm tra cửa để loại bỏ dị vật cản trở. Nếu bạn không tìm thấy lỗi khiến cửa không đóng được, bạn có thể liên hệ với đơn vị cung cấp thang máy để được đội ngũ kỹ thuật tới tận nơi hỗ trợ.
1.7. Thang máy dừng tầng không chính xác
Thang máy dừng không đúng với tầng được yêu cầu là sự cố phát sinh khi thang máy không được bảo dưỡng đều đặn, lỗi hệ thống hay lỗi bảng điều khiển. Thang sẽ không đưa bạn đến đúng tầng khi có lỗi trong quá trình nhận lệnh.
Thang máy dừng tầng không chính xác có thể được khắc phục bằng việc bảo dưỡng định kỳ.
Bạn có thể khắc phục sự cố này bằng cách gọi kỹ thuật bảo dưỡng thang máy thường xuyên và kiểm tra xem thang máy có đang gặp lỗi không để sửa chữa kịp thời.
1.8. Thang máy bị nóng
Thang máy sẽ bị nóng khi hoạt động quá nhiều hoặc do tác động từ thời tiết, môi trường bên ngoài. Trong trường hợp này, không chỉ các động cơ, bộ phận, linh kiện bị nóng mà nhiệt độ bên trong cabin cũng sẽ tăng lên.
Thang máy kính là loại thang máy dễ gặp sự cố bị nóng khi hoạt động.
Giải pháp cho sự cố thang máy bị nóng:
- Sử dụng miếng dán kính cách nhiệt
- Hạn chế sử dụng đèn cabin vào ban ngày
- Trang bị điều hòa nhiệt độ, quạt tản nhiệt cho cabin
- Bảo dưỡng thang máy thường xuyên
- Chọn loại kính có chất liệu chống nóng tốt cho thang máy
2. Lưu ý cách xử lý thang máy gặp sự cố
Để xử lý sự cố kẹt thang máy hay các tình huống khác, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng sau:
- Giữ bình tĩnh thì bạn mới có đủ khả năng suy nghĩ và tìm ra phương án khắc phục nhanh chóng, khoa học nhất. Hơn nữa, khi thang máy gặp sự cố, điều hòa và cửa thang không hoạt động khiến lượng oxy trong cabin giảm dần. Nên bạn càng mất bình tĩnh, bạn càng hấp thụ nhiều oxy hơn, dẫn tới tình trạng khó thở do cạn dần không khí.
- Không cố gắng thực hiện những hành động như cạy cửa, nhảy bên trong cabin để thang máy di chuyển vì có thể làm tình trạng thêm nguy hiểm, mất sức và gây khó thở cho bản thân.
- Không tự thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm vì nếu không nắm chắc vị trí và cấu tạo của các thiết bị trên nóc cabin, bạn sẽ tự gây nguy hiểm cho bản thân. Hơn nữa, bạn có thể sẽ gây cản trở công tác giải cứu của đội cứu hộ.
- Cố gắng liên hệ với người bên ngoài bằng cách gọi tới Hotline của đội kỹ thuật bằng điện thoại cài đặt sẵn trong thang máy, nút chuông vàng thông báo sự cố hoặc tác động vào cửa để ra hiệu cho người phía bên ngoài.
Tìm hiểu thêm: Thang máy gia đình an toàn – 9 tính năng “BẮT BUỘC” cần có
3. Lưu ý khi vào thang máy để đảm bảo an toàn
Trước khi vào thang, bạn cần quan sát thang máy, nếu thấy những vấn đề sau thì không nên vào:
- Thang máy báo quá tải
Nếu thang máy réo chuông báo hiệu quá tải, bạn nên chủ động không vào cabin. Thang máy phải tải quá trọng lượng cho phép sẽ di chuyển chậm hoặc ngừng hoạt động, thậm chí gây ra các sự cố không mong muốn.
- Thang máy mất đèn
Thang máy mất đèn có thể là dấu hiệu của sự cố nào đó như thang máy mất điện, thang máy bị treo, lỗi hệ thống,… Vì thế bạn không nên bước vào cabin mất đèn để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Thang máy trước đó mới gặp vấn đề
Thang máy vừa gặp vấn đề có thể chưa hoạt động ổn định được vì thế bạn không nên sử dụng ngay. Hãy đợi khi kỹ thuật viên chắc chắn thang máy vận hành an toàn bạn mới nên di chuyển bằng thang máy.
Trong quá trình di chuyển:
- Đứng yên trong cabin và đảm bảo giữ cho quần áo hay đồ mang theo không vướng vào cửa thang máy để tránh thang máy gặp sự cố không đóng được cửa hoặc các sự cố khác.
Trên đây là những sự cố thường gặp ở thang máy và cách khắc phục bạn nên nắm chắc. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về các loại thang máy và cách sử dụng thang an toàn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Kalea để được tư vấn nhanh nhất qua các cách sau:
- Hotline 1800555502 – 0911454238
- Website: https://kalealifts.com.vn
Hoặc trực tiếp tới thăm các địa chỉ văn phòng, showroom để tận mắt trải nghiệm thang máy tại:
- Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
- Văn phòng tại miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, Khu đô thị SaLa, phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức
- Văn phòng tại Hải Phòng: số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức