[Chi tiết] Hướng dẫn sử dụng thang máy gia đình an toàn & bền bỉ
Sử dụng thang máy gia đình đúng cách sẽ giúp gia chủ đảm bảo độ bền tối đa cho thang máy đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo hành trong tương lai. Cùng Kalea tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng thang máy gia đình vừa an toàn, vừa bền bỉ qua bài viết dưới đây.
1. Hướng dẫn sử dụng bảng gọi tầng bên ngoài thang máy
Bảng gọi tầng hay còn gọi là bảng điều khiển bên ngoài thang máy được dùng để bấm gọi thang máy khi có người muốn di chuyển lên/xuống. Bằng cách nhấn nút lên hoặc xuống, bảng gọi tầng sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển để di chuyển cabin đến vị trí người dùng mong muốn.
Ký hiệu và hướng dẫn sử dụng từng nút trên bảng gọi tầng bên ngoài:
- Nút gọi tầng lên (▲) và xuống (▼): Gọi thang máy lên hoặc xuống so với tầng đang chờ
- Đèn báo tầng và hành trình: Định vị vị trí cũng như chiều cabin đang hoạt động
>>> Xem ngay: Hãng thang máy gia đình Hà Nội nhập khẩu châu Âu uy tín
2. Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển trong thang máy
Bảng điều khiển trong thang máy gồm các nút giữ vai trò khác nhau như đóng, mở, chọn tầng chính xác,… Bảng điều khiển trong thang máy hỗ trợ người dùng sử dụng thang máy để đi đến tầng mong muốn.
Các mẫu thang máy trên thị trường hiện nay ứng dụng một trong 2 loại bảng điều khiển: Bảng cơ học và bảng cảm ứng. Các ký hiệu cơ bản của bảng điều khiển trong thang máy:
- Mở cửa thang (◄►): Giữ cửa thang luôn mở nếu muốn chờ đợi người bên ngoài di chuyển vào trong cabin.
- Đóng cửa thang (►◄): Đóng cửa thang nhanh hơn.
- Các nút số thứ tự 1, 2, 3,…: Đánh dấu số tầng trong tòa nhà (Ở một số nơi, số 13 được coi là xui xẻo trong tâm linh nên tầng 13 sẽ được thay bằng tầng 12A).
- L, B1, B2,…: Ký hiệu tầng hầm.
- Nút có hình điện thoại: Liên hệ với bên ngoài khi gặp sự cố.
- Nút chuông báo: Báo động sự cố khẩn cấp trong một số trường hợp đặc biệt.
2.1. Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển cơ học
Bảng điều khiển cơ học là loại bảng truyền thống, được thiết kế gồm các nút bấm cơ học. Để sử dụng bảng điều khiển thang máy cơ học, người dùng di chuyển vào bên trong cabin, tác dụng lực vào nút bấm. Khi viền nút hoặc số tầng sáng lên, điều này báo hiệu yêu cầu đã được nhận và chuyển đến hệ thống điều khiển. Sau đó, thang máy sẽ di chuyển đến số tầng mong muốn hoặc thực hiện các tính năng yêu cầu như đóng cửa, giữ cửa thang, thông báo,…
Bảng ký hiệu, hướng dẫn sử dụng các nút của bảng điều khiển cơ học:
Nút bấm | Hướng dẫn sử dụng |
Ⓖ | Tầng trệt, tầng thấp nhất thang máy có thể đi xuống (Ground) |
Ⓑ | Tầng hầm, tầng nằm bên dưới tầng G (Basement) |
🅟 | Tầng để xe (Parking) |
①, ②, ③ | Các nút bấm chỉ tầng |
⦉⦊ | Giữ cửa thang mở khi chờ đợi người khác bước vào thang |
⦊⦉ | Làm cửa thang đóng nhanh hơn |
∆ | Gọi thang lên trên |
∇ | Gọi thang xuống dưới |
2.2. Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển cảm ứng
Bảng điều khiển cảm ứng gồm các nút bấm cảm ứng hoặc là bảng được trang bị cảm ứng toàn bộ bề mặt. Bảng điều khiển cảm ứng giúp người dùng sử dụng thang máy với các thao tác chạm dễ dàng, đồng thời mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian bên trong cabin.
Bảng điều khiển cảm ứng bên trong thang máy được cấu tạo bởi 4 lớp: Lớp nền, lớp bán dẫn mỏng, lớp cảm ứng và lớp bảo vệ. Ngoài ra, 2 bộ phận khác hỗ trợ bảng cảm ứng hoạt động là bộ điều khiển biên dịch tín hiệu cảm biến và phần mềm hiểu, vận hành thao tác lệnh của người dùng.
Bảng ký hiệu kèm hướng dẫn sử dụng các nút bảng điều khiển cảm ứng:
Nút bấm | Hướng dẫn sử dụng |
Ⓖ | Tầng trệt, tầng thấp nhất thang máy có thể đi xuống (Ground) |
Ⓑ | Tầng hầm, tầng nằm bên dưới tầng G (Basement) |
🅟 | Tầng để xe (Parking) |
Ⓡ | Tầng thượng (Rooftop) |
①, ②, ③ | Các nút bấm chỉ tầng |
⦉⦊ | Giữ cửa thang mở |
⦊⦉ | Làm cửa thang đóng nhanh hơn |
∆ | Gọi thang lên trên |
∇ | Gọi thang xuống dưới |
3. Hướng dẫn cách sử dụng thang máy an toàn
3.1. Hướng dẫn sử dụng khi đứng bên ngoài thang máy
Khi đứng ngoài thang máy, bạn không nên dựa vào cửa thang máy khi chờ. Bạn nên giữ khoảng cách khoảng 0.5 – 1m để chắc chắn không xảy ra vấn đề đáng tiếc nào lúc cửa thang máy mở. Bạn nên ưu tiên trẻ nhỏ, giúp đỡ người già trong nhà bởi trẻ nhỏ thường thích chạy nhảy trong khi người già, người tàn tật thường di chuyển chậm hơn.
3.2. Hướng dẫn sử dụng khi ở trong thang máy
Người dùng từ từ bước vào thang máy, không thực hiện hành động mạnh để tránh gây rung lắc hay mất thăng bằng cho thang. Khi đã vào được bên trong, bạn hãy dùng lực nhẹ nhàng với nút bấm cơ học, chạm nhẹ với nút bấm cảm ứng để chọn vị trí mình muốn đến.
Hơn nữa, người dùng cũng cần lưu ý:
- Bước hẳn vào bên trong thang, hạn chế đứng sát cửa thang: Bước dứt khoát vào trong thang, không đứng ở giữa cửa làm gián đoạn hoạt động của thang máy
- Không vận chuyển đồ có kích thước lớn: Vật dụng có kích thước và trọng lượng quá lớn sẽ khiến thang máy ngừng hoạt động, hiện ra cảnh báo quá tải
- Không vận chuyển các chất dễ cháy, nổ bằng thang máy: Tuyệt đối không mang theo chất dễ cháy, dễ nổ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh
- Hướng mặt về phía cửa, không được dựa vào cửa thang máy: Người dùng đứng dựa vào cửa thang máy sẽ dễ bị ngã, mất thăng bằng nếu cửa bất ngờ mở. Do đó, hãy hướng mắt về phía cửa để chủ động trong các tình huống bất trắc.
Thang máy gia đình mua ở đâu uy tín, chất lượng
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng, việc lựa chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp uy tín cũng rất quan trọng. Biết rõ Thang máy gia đình mua ở đâu uy tín, chất lượng sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng thang máy tại nhà.
4. Lưu ý khi sử dụng để thang máy bền bỉ, tránh sự cố
Nếu muốn thang máy hoạt động bền bỉ, hạn chế tối đa sự cố ngoài ý muốn, gia chủ nhất thiết phải đảm bảo những vấn đề sau:
- Thang máy phải được cấp phép sử dụng bởi các đơn vị Nhà nước về An toàn lao động, được kiểm định cẩn thận trước khi vận hành và được bảo dưỡng định kỳ.
- Vệ sinh đúng cách, thường xuyên các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với người hoặc dễ bám bụi bặm như bề mặt bảng điều khiển, buồng cabin, tay giữ thăng bằng, sàn nâng, cửa cabin,…
- Thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng theo đúng tần suất khuyến nghị của nhà sản xuất để giảm thiểu khả năng hỏng hóc linh kiện, thiết bị và gây mất an toàn khi sử dụng.
- Người dùng tuân thủ hướng dẫn sử dụng thang máy, không sử dụng thiết bị vượt quá khả năng cho phép về trọng tải, tần suất để giữ chất lượng, độ bền thang máy được ổn định, lâu dài.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chi phí sử dụng thang máy gia đình có nhiều không?
5. Hướng dẫn cách xử lý khi thang máy gặp sự cố
Dù thang máy được thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn an toàn nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ trường hợp người dùng sử dụng không đúng cách hoặc sự cố không mong muốn do nhà sản xuất.
Một số sự cố có thể tự xử lý, thoát ra được:
- Thang máy báo quá tải
- Mất điện thang máy
- Nút bấm thang máy không nhạy
- Không đóng được cửa thang máy
- Cửa thang máy bị rung
Một số sự cố cần liên hệ đơn vị lắp đặt/sửa chữa để hỗ trợ xử lý:
- Rơi thang máy
- Thang máy không dừng tầng chính xác
- Thang máy bị treo và kẹt
- Tốc độ thang máy mất kiểm soát
- Sự cố cứu hộ do trình độ kỹ thuật viên
Người dùng khi di chuyển bằng thang máy nên trang bị cách xử lý khi thang máy gặp sự cố, cụ thể một số kỹ năng sau:
- Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống: Tâm trí bình tĩnh sẽ đảm bảo suy nghĩ thông suốt, tìm ra phương án khắc phục nhanh nhất. Giữ hơi thở bình ổn còn giúp kéo dài thời gian chờ cứu hộ đến, không bị khó thở do cạn kiệt oxi
- Không thực hiện hành động tác động lực lên thang máy: Hành động cạy cửa, nhảy bên trong cabin không chỉ khiến bạn mất bình tĩnh, mất sức hoặc khó thở mà còn khiến thang máy rung lắc nguy hiểm
- Không tự thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm: Việc cố ý tự thoát bằng chỗ thoát hiểm có thể gây nguy hiểm khi người dùng không nắm chắc vị trí, cấu tạo thiết bị trên nóc cabin. Hơn nữa, việc này có thể gây cản trở công tác cứu hộ
- Cố gắng liên hệ với người bên ngoài: Bạn cố gắng liên hệ nhanh nhất tới Hotline cứu trợ bằng điện thoại cài đặt sẵn trong thang, nút chuông báo sự cố hoặc gõ cửa để tạo tín hiệu cầu cứu tới người phía bên ngoài
Bài viết đã mô tả chi tiết hướng dẫn sử dụng thang máy gia đình hiệu quả, an toàn và cách xử lý khi thang máy gặp sự cố. Mỗi loại thang sẽ ứng với mỗi cách dùng khác nhau, bạn nên tìm hiểu bộ hướng dẫn của nhà sản xuất để khai thác tối đa hiệu quả khi sử dụng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cách sử dụng thang máy, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp:
- Hotline: 1800555502 – 0911454238
- Showroom:
+ Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
+ Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Website: https://kalealifts.com.vn
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức