Nguyên lý làm việc của thang máy gia đình hiện nay
Hiểu về nguyên lý làm việc của thang máy sẽ giúp bạn lựa chọn thang máy chính xác và phù hợp nhất cho công trình của mình. Theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thêm các thông tin chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy gia đình bạn nhé!
1. 8+ bộ phận cấu tạo thang máy gia đình
Về cơ bản, cấu tạo thang máy gia đình gồm những bộ phận sau:
1.1. Động cơ thang máy
Động cơ thang máy (hay còn được biết đến với tên gọi máy kéo thang máy) thường được lắp đặt phía trên bộ phận giếng thang máy. Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt bộ phận này có thể nằm ở hố thang. Phần động cơ thang máy có tác dụng tạo lực kéo dây cáp giúp thang máy có thể di chuyển lên xuống; bởi vậy chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành thang máy.
Động cơ thang máy là phần không thể thiếu trong cấu tạo thang, giúp thang máy có thể di chuyển lên xuống
1.2. Tủ điều khiển
Nếu động cơ thang máy ở trên được ví như trái tim của thang máy thì tủ điều khiển chính là bộ phận đầu não. Là nơi chứa đựng những linh kiện điều khiển tất cả những hoạt động bình thường của thang máy, tủ điều khiển có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành và tải khách của thang.
Tủ điều khiển giúp việc điều khiển thang máy diễn ra một cách trơn tru, dễ dàng và chính xác nhất. Thêm vào đó, tủ điều khiển còn phối kết hợp với các thiết bị khác nhằm giúp thang máy hoạt động nhịp nhàng, ổn định và an toàn.
1.3. Ray, cáp
Ray là bộ phận được lắp đặt dọc theo chiều dài giếng thang và được sử dụng cho cabin và bộ phận đối trọng thang máy. Ray có nhiệm vụ dẫn hướng cho cabin và đối trọng thang di chuyển theo hố thang, luôn giữ không để các bộ phận này di chuyển lệch hướng.
Ray giúp dẫn hướng, đồng thời kết hợp với phanh trong thang máy giúp cabin và đối trọng di chuyển đúng vị trí
1.4. Thắng cơ
Bộ thắng cơ (hay bộ hạn chế tốc độ thang máy) là một trong những bộ phận quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong suốt quá trình di chuyển. Thắng cơ sinh ra với nhiệm vụ giữ cabin thang máy vào dây cáp, kiểm soát quá trình di chuyển của cabin, giúp thang máy luôn nằm trong giới hạn vận tốc di chuyển tối đa cho phép.
Thắng cơ là bộ phận không thể thiếu giúp quá trình đi lại bằng thang máy an toàn hơn
1.5. Giảm chấn
Giảm chấn thường là lò xo sắt hoặc thép cứng, được lắp đặt phía dưới hố thang giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển bằng thang máy. Tác dụng chính của bộ phận giảm chấn chính là giảm bớt, triệt tiêu lực va đập khi cabin di chuyển xuống, hạn chế tiếng ồn khi va chạm, đồng thời giảm thiểu những tác động trực tiếp lên cabin thang máy, tránh hỏng hóc cabin và tạo sự an tâm cho khách hàng.
Bộ phận giảm chấn giúp giảm tác động của lực quán tính khi thang máy di chuyển lên xuống với tốc độ cao
1.6. Đối trọng thang máy
Là phần xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm thang máy, đối trọng là thiết bị dùng để cân bằng trọng lượng với cabin bằng cách sử dụng một vật nặng treo ở đầu cáp tải nhằm tạo lực ma sát giữa rãnh cáp của puly và cáp tải, giúp cabin luôn ở trong trạng thái cân bằng.
Thiết bị này có rất nhiều chức năng lớn nhỏ, nhất là trong trong việc đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đặc biệt nhất phải kể đến các chức năng chính như: Đảm bảo cabin thang máy luôn trong trạng thái cân bằng, giúp việc nâng tải dễ dàng và thuận lợi hơn, cải thiện hiệu suất làm việc của động cơ thang máy,…
1.7 Cabin
Là bộ phận đã rất đỗi quen thuộc, cabin là phần không gian bên trong thang máy được giới hạn bởi các vách; là nơi chứa người, hàng hoá,… khi có nhu cầu di chuyển giữa các tầng bằng thang máy. Cabin thang máy thường được làm từ những vật liệu khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là phải đảm bảo độ bền chắc và an toàn vượt trội, giúp khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng.
Cabin là không gian nơi chứa con người, hàng hoá,… khi thực hiện quá trình di chuyển bằng thang máy
1.8. Hệ thống cứu hộ tự động
Thiết bị hỗ trợ cứu hộ tự động (Automatic Rescue Device) là một hệ thống gồm nhiều linh kiện phức tạp, hoạt động tự động khi nguồn điện bị ngắt đột ngột. Khi đó, nguồn điện dự phòng sẽ được cung cấp nhằm giúp người bị mắc kẹt trong thang có thể ra ngoài an toàn. Chính vì tác dụng tuyệt vời này, ARD được xem là một trong những thiết bị an toàn không thể thiếu trong cấu tạo thang máy, đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.
2. Nguyên lý hoạt động của thang máy gia đình
Thông thường, mỗi dòng thang máy khác nhau lại có nguyên lý hoạt động khác nhau như: cáp kéo, trục vít, chân không, thuỷ lực,…Ở bài viết này, Kalea sẽ cung cấp thông tin về nguyên lý hoạt động của thang cáp kéo bởi đây vẫn là dòng thang máy phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Thang máy cáp kéo gia đình hoạt động dựa trên nguyên lý như sau: Đầu tiên, khi có dòng điện chạy qua, động cơ quay dẫn đến các ròng rọc được kết nối với động cơ cũng quay theo. Ròng rọc quay làm cho các dây cáp kéo chuyển động, kéo cabin thang máy đi xuôi theo chiều được thiết lập sẵn. Khi động cơ quay theo hướng ngược lại, các hành động trên vẫn lặp lại như cũ nhưng theo hướng ngược lại với ban đầu.
Nguyên lý hoạt động của một thang máy gia đình
3. Video thang máy gia đình khi hoạt động
Bạn có thể tham khảo quá trình hoạt động của thang máy Kalea qua video dưới đây
Ngoài những hoạt động mà video đã cung cấp, mỗi thang máy khác nhau lại có cách hoạt động khác nhau. Chẳng hạn, thang máy có phần giảm chấn chất lượng càng cao thì âm thanh sẽ càng êm ái và trơn tru hơn. Ngoài ra, các loại thang cùng sử dụng cáp kéo có chất lượng và chất liệu làm cáp khác nhau thì khác nhau về tốc độ di chuyển. Cáp kép được nhiều người sử dụng phổ biến ngày nay là loại cáp thép bện với độ bền và độ an toàn cao.
4. Các câu hỏi thường gặp khi lắp đặt thang máy gia đình
4.1. Thang máy gia đình khi hoạt động có tốn diện tích không?
Về cơ bản, thang máy gia đình chỉ chiếm một khoảng diện tích nhất định trong công trình. Thêm vào đó, hiện nay đã có rất nhiều hãng cho ra đời các loại thang máy gia đình có diện tích thông thuỷ nhỏ, phù hợp cho cả những công trình cải tạo.
Thang máy gia đình Kalea với loại nhỏ nhất có chiều rộng chỉ khoảng 1 mét
Lấy ví dụ như Kalea, hãng giờ đây cũng đã cung cấp loại thang máy trục vít có diện tích nhỏ nhất chỉ khoảng 1 mét vuông. Điều này giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn thang máy phù hợp với diện tích công trình hơn.
4.2. Các thang máy khác nhau thì nguyên lý hoạt động có khác nhau không?
Trên thực tế, nguyên lý hoạt động của các dòng thang máy khác nhau thì tương đối khác nhau. Ví dụ điển hình như thang máy trục vít được hoạt động dựa trên nguyên lý ăn khớp. Khi bắt đầu quá trình di chuyển, động cơ hoạt động kéo theo đó là các hệ thống bánh răng khớp với bu lông, trục vít và dây curoa chuyển động một cách nhịp nhàng với nhau, từ đó tạo sự di chuyển lên xuống linh hoạt theo yêu cầu của người sử dụng.
Bài viết trên đã mang tới một số thông tin liên quan đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy, mong rằng có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thang. Nếu còn điều gì thắc mắc về nguyên lý hoạt động của các loại thang máy, hãy liên hệ với Kalea để được đội ngũ tư vấn giải đáp bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
- Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
- Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức