Thang máy quá tải: Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý an toàn

2024/09/16

Thang máy quá tải là tình trạng thường gặp, đặc biệt là khi sử dụng thang máy ở những khu vực công cộng đông người. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thang máy và an toàn của người sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này để đảm bảo an toàn.

1. Nguyên nhân thang máy quá tải

Thang máy dễ bị quá tải nếu sử dụng sai cách hoặc bộ phần kỹ thuật gặp trục trặc. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1.1. Thiết kế và lắp đặt không phù hợp

Nếu đánh giá sai về lưu lượng người và hàng hóa cần vận chuyển thì rất dễ thiết kế và lắp đặt thang máy không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong một vài trường hợp, các chủ đầu tư còn cắt giảm chi phí bằng cách lựa chọn thang máy có tải trọng thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Điều này sẽ khiến tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, nếu đội ngũ lắp đặt không đủ chuyên môn hoặc không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của hệ thống thang máy. Khả năng tải kém dẫn đến tình trạng vượt quá sức chứa, gây áp lực lên các bộ phận cơ khí và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

1.2. Do vấn đề kỹ thuật: Hỏng cảm biến, suy giảm hiệu suất

Cảm biến tải trọng là bộ phận quan trọng trong hệ thống thang máy, giúp giám sát và kiểm soát tải trọng mà thang máy đang vận chuyển. Khi cảm biến bị hỏng hoặc không được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ, thang máy sẽ không thể phát hiện được tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến an toàn cho cả người sử dụng và thiết bị.

Ngoài ra, nếu các cơ khí bị mài mòn do thời gian sử dụng hoặc sử dụng vật tư thay thế không đạt chuẩn chất lượng thì sẽ khiến động cơ và hệ thống truyền động khi suy giảm hiệu suất. Điều này sẽ khiến thang máy không duy trì được khả năng chịu tải như thiết kế ban đầu.

Thang máy hư hỏng cảm biến tải trọng sẽ tiếp tục vận hành dù bị quá tải, gây nguy hiểm cho người sử dụng
Thang máy hư hỏng cảm biến tải trọng sẽ tiếp tục vận hành dù bị quá tải, gây nguy hiểm cho người sử dụng

1.3. Do số lượng người sử dụng

Trong giờ cao điểm, đặc biệt là tại các tòa nhà văn phòng hoặc chung cư cao tầng, lượng người sử dụng thang máy tăng đột biến. Điều này dẫn đến tình trạng chen chúc, gây áp lực lên hệ thống vận hành của thang máy. Khi số lượng người vượt quá giới hạn an toàn, các cơ chế bảo vệ của thang máy có thể kích hoạt, dẫn đến sự cố dừng đột ngột hoặc không hoạt động.

Tình trạng chen lấn vào giờ cao điểm có thể khiến thang máy bị quá tải
Tình trạng chen lấn vào giờ cao điểm có thể khiến thang máy bị quá tải

2. Những rủi ro nếu sử dụng thang máy bị quá tải

Sử dụng thang máy bị quá tải không chỉ gây nguy hiểm đến an toàn người sử dụng mà còn làm giảm tuổi thọ thiết bị. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp nếu bạn sử dụng thang máy vượt quá tải trọng:

2.1. Ảnh hưởng tới an toàn người sử dụng

Sử dụng thang máy quá tải rất nguy hiểm đối với người sử dụng. Bạn có thể gặp phải một số tình huống nếu sử dụng thiết bị:

  • Nguy cơ kẹt thang giữa các tầng do không đủ lực nâng: Hệ thống thang máy được thiết kế để hoạt động trong một giới hạn tải trọng nhất định. Khi vượt quá giới hạn này, động cơ và cáp sẽ không thể tạo ra đủ lực cần thiết để nâng thang, dễ xảy ra tình trạng kẹt thang giữa các tầng.
  • Rơi tự do nếu hệ thống phanh an toàn bị hỏng: Hệ thống phanh an toàn được thiết kế nhằm tự động kích hoạt khi phát hiện sự cố. Tuy nhiên, nếu cảm biến hoặc các bộ phận của hệ thống phanh bị hỏng do quá tải kéo dài, thang máy có thể không dừng lại kịp thời và rơi tự do.
  • Cửa thang có thể mở đột ngột khi đang di chuyển: Cửa thang có thể mở đột ngột khi đang vận hàng do hệ thống điện tử, cơ khí hoặc bộ phận cảm biến bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải. Điều này có thể gây tai nạn cho người sử dụng như rơi ra ngoài hoặc bị kẹt giữa cabin và thành giếng thang.
Cửa thang có thể mở đột ngột khi thang máy quá tải
Cửa thang có thể mở đột ngột khi thang máy quá tải

2.2. Ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động thang máy

Hoạt động với tải trọng vượt mức cho phép có thể khiến hiệu suất hoạt động của thang máy ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ thống cáp và bộ truyền động phải chịu áp lực lớn hơn so với thiết kế ban đầu. Điều này có thể dẫn đến việc cáp bị kéo căng quá mức, bộ truyền động phải làm việc ở mức tối đa liên tục, làm tăng nguy cơ đứt cáp.

Ngoài ra, khi cáp và bộ truyền động bị quá tải, các bộ phận khác như động cơ và phanh an toàn cũng sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt lực nâng. Động cơ sẽ cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và có nguy cơ quá nhiệt. Phanh an toàn cũng có thể bị hao mòn nhanh chóng do phải hoạt động liên tục để kiểm soát tải trọng. Khi các bộ phận chính bị hư hỏng, tuổi thọ và độ bền của thang máy cũng bị suy giảm theo.

Thang máy quá tải thường xuyên gây áp lực lên các bộ phận truyền động, làm giảm tuổi thọ thang máy
Thang máy quá tải thường xuyên gây áp lực lên các bộ phận truyền động, làm giảm tuổi thọ thang máy

3. Hướng dẫn xử lý khi gặp tình huống thang máy quá tải

Khi thang máy bị quá tải, thiết bị sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như chuông báo động, đèn cảnh báo hoặc thang máy không di chuyển. Để xử lý tình huống này, người sử dụng và và chuyên viên kỹ thuật có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

3.1. Cách ứng phó khẩn cấp cho người sử dụng

Ngay khi phát hiện những tín hiệu cảnh báo thang máy bị quá tải, người dùng có thể tham khảo các cách ứng phó khẩn cấp như:

  • Không cố gắng chen lấn, nhồi nhét thêm người hoặc hàng hóa vào cabin: Thang máy thông báo quá tải cho thấy tổng trọng lượng trong thang máy đang vượt mức cho phép. Lúc này, người sử dụng tuyệt đối không chen lấn vào cabin hay nhồi nhét thêm, thay vào đó nên di dời khỏi cabin để giảm tải trọng xuống mức an toàn.
  • Nếu thang máy đang di chuyển, hãy bấm nút “Mở cửa” ở tầng gần nhất và thoát ra ngoài: Nếu thang máy quá tải mà vẫn di chuyển thì chứng tỏ bộ phận cảm biến đã hư hỏng. Bạn cần thoát ra ngoài nhanh chóng nhất để tránh sự cố kẹt thang hoặc rơi tự do.
  • Không sử dụng thang máy khi chuông báo quá tải đã kêu: Chuông báo kêu cho thấy thang máy đang hoạt động vượt qua giới hạn an toàn. Nếu tiếp tục sử dụng thì dễ dẫn đến các sự cố như hệ thống phanh bị quá tải, cáp treo bị căng quá mức, hoặc động cơ bị quá nhiệt,…
Ấn nút chọn tầng gần nhất để thoát ra ngoài khi thang máy quá tải mà vẫn di chuyển
Ấn nút chọn tầng gần nhất để thoát ra ngoài khi thang máy quá tải mà vẫn di chuyển

3.2. Biện pháp can thiệp kỹ thuật của chuyên viên

Để đảm bảo an toàn và khả năng vận hành ổn định của thang máy, chủ đầu tư cần yêu cầu chuyên viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp can thiệp như:

  • Đo tải trọng hiện tại của thang máy bằng cách sử dụng thiết bị đo chuyên dụng để xác định xem thang máy có đang hoạt động trong giới hạn an toàn hay không, từ đó phát hiện kịp thời các nguy hiểm tiềm ẩn.
  • Kiểm tra các bộ phận của thang máy như hệ thống cảm biến, dây cáp và động cơ để xác định nguyên nhân khiến thang máy bị quá tải.
  • Sửa chữa, thay thế các bộ phận hỏng hóc hoặc điều chỉnh cảm biến tải trọng nếu cần để đảm bảo thang máy hoạt động trong giới hạn an toàn. Ngoài ra, có thể điều chỉnh cảm biến tải trọng để thang máy nhận diện chính xác tải trọng hơn.
Các chuyên viên kỹ thuật cần kiểm tra thang máy khi tình trạng quá tải xảy ra thường xuyên để phòng tránh nguy cơ tai nạn
Các chuyên viên kỹ thuật cần kiểm tra thang máy khi tình trạng quá tải xảy ra thường xuyên để phòng tránh nguy cơ tai nạn

4. Lưu ý sử dụng thang máy để tránh tình trạng quá tải

Để tránh tình trạng thang máy quá tải, bạn có thể áp dụng một số cách như:

  • Tuyệt đối không vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các vật dụng nặng hoặc cồng kềnh trong thang máy dành cho người: Thang máy dành cho người thường được thiết kế với tải trọng tối đa cụ thể, thường từ 350kg đến 1000kg. Việc vận chuyển hàng hóa nặng có thể gây quá tải, làm hỏng thang máy và ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng.
  • Quan sát bảng thông số kỹ thuật được dán trên cabin để biết tải trọng cho phép của thang máy: Bảng thông số kỹ thuật trên cabin thang máy thường ghi rõ tải trọng tối đa, số người tối đa và các thông tin an toàn khác, yêu cầu người sử dụng cần tuân thủ để đảm bảo an toàn.
  • Không cố tình nhồi nhét thêm người hoặc vật dụng vào thang máy khi đã đầy: Mỗi thang máy đều có mức tải trọng an toàn riêng. Nhồi nhét thêm người hoặc hàng hóa vào thang máy khi đã đạt mức tối đa trọng tải cho phép không chỉ gây quá tải mà còn làm tăng nguy cơ mất an toàn, như kẹt cửa thang, hỏng hóc cơ chế vận hành hoặc gây tai nạn.
  • Hạn chế sử dụng thang máy vào giờ cao điểm: Trong giờ cao điểm, lưu lượng người sử dụng thang máy tăng cao nên dễ xảy ra tình trạng quá tải. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi và tránh tình trạng tắc nghẽn, bạn có thể cân nhắc các phương án di chuyển khác như sử dụng cầu thang bộ cho những quãng đường ngắn hoặc di chuyển trước và sau giờ cao điểm.
  • Bảo trì bảo dưỡng thang máy định kỳ: Bảo trì định kỳ nhằm phát hiện và xử lý sớm các vấn đề kỹ thuật như hỏng hóc cảm biến, dây cáp mòn hoặc trục trặc động cơ. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn giúp thang máy hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn.

Ngoài ra, nếu bạn đang trong quá trình tìm mua thang máy thì hãy ưu tiên những loại thang có hệ thống phanh và cảm biến hiện đại. Các công nghệ như cảm biến tải trọng sẽ giúp thang máy nhận biết khi quá tải và ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Một ứng cử viên sáng giá mà bạn có thể cân nhắc là thang máy trục vít của Kalea. Không chỉ sở hữu hệ thống phanh và cảm biến tân tiến, sản phẩm thang máy đến từ Thụy Điển  này còn sử dụng công nghệ trục vít tiên tiến nhất, giúp người sử dụng không cần lo lắng về sự cố đứt cáp do quá tải. Ngoài ra, nhờ cảm biến tải trọng nhạy bén, thang máy sẽ dừng hoạt động ngay khi phát hiện dấu hiệu quá tải.

Đặc biệt, thang máy Kalea được lắp đặt bởi đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đào tạo trực tiếp bởi doanh nghiệp. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành mà còn mang lại sự yên tâm cho người dùng.

Bảo trì thang máy thường xuyên giúp phát hiện sớm các hư hỏng của bộ phận cơ khí, đảm bảo an toàn cho hành khách khi thang máy quá tải
Bảo trì thang máy thường xuyên giúp phát hiện sớm các hư hỏng của bộ phận cơ khí, đảm bảo an toàn cho hành khách khi thang máy quá tải

Bài viết trên đã chia sẻ về nguyên nhân, rủi ro và những lưu ý để phòng tránh tình trạng thang máy quá tải. Nếu còn vấn đề thắc mắc liên quan đến lắp đặt và sử dụng thang máy thì bạn hãy liên hệ ngay tới Kalea qua:

Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ:

  • Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
  • Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
  • Đà Nẵng: Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức