Thang máy thuỷ lực là gì? Ưu, nhược điểm và lưu ý khi chọn mua


Thang máy thủy lực đang nhận được sự quan tâm của khách hàng vì vận hành ổn định, độ an toàn cao. Tuy nhiên, loại thang máy này cũng có một số nhược điểm nhất định. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ và có quyết định lắp đặt phù hợp với không gian!
1. Thang máy thuỷ lực là gì?
Thang máy thủy lực sử dụng là loại thang máy sử dụng hệ thống bơm dầu để tạo áp suất, từ đó di chuyển cabin thang máy lên và xuống. Áp suất dầu được tạo ra thông qua máy bơm dầu và được điều khiển bởi van điều khiển. Khi bơm dầu hoạt động và áp suất tăng lên, xi lanh thủy lực sẽ đẩy cabin thang máy lên cao. Ngược lại, khi dầu chảy về bể chứa và áp suất giảm, cabin thang máy từ từ hạ xuống.

Hệ thống này thường được sử dụng trong các công trình thấp tầng, biệt thự, nhà riêng hoặc các tòa nhà có không gian hạn chế vì không cần xây dựng phòng máy bên trên.
2. Cấu tạo thang máy thuỷ lực
Thang máy thủy lực có bốn bộ phận chính giúp đảm bảo thang máy hoạt động ổn định:
- Bể chứa dầu thủy lực: Đây là nơi chứa dầu thủy lực, đảm bảo cung cấp đủ lượng dầu cần thiết để hệ thống hoạt động trơn tru. Dầu thủy lực có nhiệm vụ truyền lực và bôi trơn các bộ phận trong quá trình vận hành.
- Máy bơm thủy lực và động cơ điện: Máy bơm có nhiệm vụ đẩy dầu vào xi lanh để tạo áp lực nâng cabin. Động cơ điện hỗ trợ máy bơm hoạt động hiệu quả, giúp điều chỉnh tốc độ và công suất phù hợp với tải trọng của thang máy.
- Xi lanh và piston thủy lực: Đây là bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm nâng cabin thang máy. Khi dầu được bơm vào xi lanh, áp suất dầu sẽ đẩy piston di chuyển lên, giúp cabin nâng lên. Khi dầu được rút về bể chứa, piston hạ xuống, đưa cabin đi xuống theo trọng lực.
- Hệ thống van điều khiển: Hệ thống này giúp kiểm soát dòng dầu chảy vào và ra khỏi xi lanh. Khi van mở, dầu được bơm vào xi lanh để nâng thang máy. Khi van đóng, dầu được rút về bể chứa, giúp thang máy hạ xuống một cách an toàn và ổn định.

3. Nguyên lý hoạt động của thang máy thuỷ lực
Thang máy thủy lực có cơ chế hoạt động nhờ vào hệ thống truyền động của bơm thủy lực. Quá trình hoạt động của thang máy thủy lực diễn ra theo hai giai đoạn:
- Khi thang máy đi lên: Máy bơm thủy lực sẽ đẩy dầu vào xi lanh, tạo áp suất khiến piston nâng cabin lên.
- Khi thang máy đi xuống: Van điều khiển mở ra, cho phép dầu chảy ngược về bể chứa, piston dần hạ xuống và cabin đi xuống theo trọng lực.
Nhờ cơ chế này, thang máy thủy lực di chuyển mượt mà, ít rung lắc và đảm bảo độ an toàn cao.
4. Ưu điểm của thang máy thuỷ lực
Thang máy thuỷ lực có một số ưu điểm nổi bật như:
- Độ an toàn cao: Hệ thống thủy lực giúp hạn chế tối đa nguy cơ rơi tự do nhờ cơ chế hạ cáp tự động nếu có sự cố. Ngoài ra, nếu mất điện đột ngột, thang máy có thể tự động hạ xuống tầng thấp nhất một cách an toàn.
- Không yêu cầu phòng máy phía trên: Do hệ thống thủy lực đặt ở dưới hố pít, không cần không gian cho phòng máy phía trên như thang máy cáp kéo, giúp tối ưu không gian sử dụng.
- Phù hợp với vận chuyển hàng hóa nặng: Thang máy thủy lực có khả năng chịu tải trọng lớn, phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh hoặc sử dụng trong gara xe hơi, kho hàng.
- Vận hành êm ái, ít rung lắc: Nhờ vào cơ chế thủy lực và tốc độ di chuyển ổn định, thang máy thủy lực hoạt động êm ái, không gây ra tiếng ồn lớn, thích hợp cho môi trường gia đình và các không gian yêu cầu sự yên tĩnh.
5. Nhược điểm của thang máy thuỷ lực
Bên cạnh ưu điểm thì thang máy thuỷ lực cũng có những nhược điểm mà gia chủ cần cân nhắc:
- Tiêu thụ điện năng cao hơn khi đi lên: Do cần sử dụng bơm dầu để tạo áp suất nâng cabin, thang máy thủy lực tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với thang máy trục vít.
- Cần đào hố pít sâu hơn: Thang máy thủy lực yêu cầu không gian lắp đặt lớn hơn do cần một hố pít đủ sâu để đặt xi lanh thủy lực. Điều này có thể gây khó khăn trong việc lắp đặt tại các công trình đã xây dựng sẵn.
- Bảo trì thường xuyên: Hệ thống thủy lực cần được kiểm tra định kỳ để tránh rò rỉ dầu, đảm bảo hiệu suất vận hành và duy trì tuổi thọ của thiết bị. Dầu thủy lực cũng cần được thay mới định kỳ để tránh hiện tượng suy giảm chất lượng dầu, ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy.
- Giới hạn chiều cao hoạt động: Thang máy thủy lực thường phù hợp với các công trình thấp tầng (từ 2-5 tầng) do hệ thống piston có giới hạn về độ cao nâng.
- Khả năng tỏa nhiệt của dầu thủy lực: Khi vận hành liên tục trong thời gian dài, dầu thủy lực có thể bị nóng lên, làm giảm hiệu suất của hệ thống, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng.
Thang máy trục vít khắc phục được nhiều ưu điểm của thang máy thuỷ lực, đặc biệt là việc không yêu cầu xây hố pít hoặc chỉ yêu cầu hố pít nông (tối đa 120mm), đặc biệt phù hợp với các công trình cải tạo.

6. Thang máy thủy lực phù hợp với nhu cầu nào?
Thang máy thuỷ lực phù hợp để lắp đặt ở nhà ở gia đình, biệt thự hoặc công trình thấp tầng từ 2-5 tầng. Vì thang máy thủy lực có giới hạn về chiều cao nâng, nên chúng phù hợp nhất với các công trình không quá cao, đặc biệt là nhà ở và biệt thự.
Với cơ chế vận hành êm ái, không gây rung lắc và có thể thiết kế theo phong cách hiện đại, thang máy thủy lực là lựa chọn lý tưởng cho các không gian cao cấp như biệt thự, nhà phố,…
7. Thang máy thuỷ lực giá bao nhiêu?
Giá của thang máy thủy lực dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào loại thang máy. Trong đó:
- Thang máy liên doanh: Giá dao động từ 700 triệu đến 1,1 tỷ đồng cho loại 4 điểm dừng.
- Thang máy nhập khẩu: Giá từ 1,3 tỷ đến 2 tỷ đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá có thể kể đến như:
- Tải trọng và kích thước thang máy càng lớn thì giá càng cao.
- Số tầng càng nhiều, chi phí lắp đặt càng cao.
- Những tính năng tích hợp trong thang máy càng nhiều và hiện đại thì chi phí càng cao
- Các chi tiết thiết kế, màu sắc của cửa thang, sàn thang,… cũng ảnh hưởng đến giá.
8. Lưu ý khi lắp đặt thang máy thuỷ lực
Khi lắp đặt thang máy thuỷ lực, bạn cần lưu ý 4 thông tin quan trọng sau:
- Chọn vị trí lắp đặt phù hợp: Cần tính toán kỹ về không gian, đảm bảo đủ diện tích cho hệ thống thủy lực và hố pít.
- Chọn tải trọng và kích thước phù hợp: Xác định nhu cầu sử dụng để chọn tải trọng và kích thước cabin phù hợp với không gian và số lượng người sử dụng.
- Chọn tính năng phù hợp, chú trọng các tính năng an toàn: Các tính năng như phanh an toàn, hệ thống báo động, cảm biến quá tải cần được ưu tiên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Chọn đơn vị lắp đặt uy tín: Việc chọn đơn vị lắp đặt có kinh nghiệm, bảo hành tốt và cung cấp dịch vụ bảo trì định kỳ giúp đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của thang máy.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thang máy thuỷ lực. Bên cạnh thang máy thuỷ lực, thang máy trục vít cũng nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được nhược điểm của thang máy thuỷ lực nhưng vẫn đảm bảo vận hành ổn định, tính thẩm mỹ cao,… Để được tư vấn kỹ hơn, bạn hãy liên hệ với Kalea qua:
Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ:
- Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
- TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
- Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
- Đà Nẵng: Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức