8 thông tin quan trọng về khung thép thang máy [Tổng hợp 2025]


Hiện nay, khung thép thang máy kết hợp vách kính ngày càng được ưa chuộng để thay thế cho thang máy truyền thống vì tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội và tiết kiệm không gian lắp đặt. Nếu bạn đang quan tâm đến khung thép thang máy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!
1. Khung thép thang máy là gì?
Khung thép thang máy là một kết cấu làm từ thép, có nhiệm vụ làm khung đỡ cho toàn bộ hệ thống thang máy. Đây là một giải pháp quan trọng giúp đảm bảo sự ổn định và an toàn khi vận hành thang máy, đặc biệt trong các công trình không thể xây dựng giếng thang bê tông.

Khung thép đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và hoạt động của thang máy, cụ thể:
- Giúp thang máy vận hành ổn định: Khung thép giúp thang máy chịu được tải trọng, giảm rung lắc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Tăng tính thẩm mỹ: Khung thép thường kết hợp với vách kính tạo nên vẻ đẹp hiện đại, tinh tế và phù hợp với thiết kế tổng thể của công trình.
- Tiết kiệm diện tích: Đối với các công trình có không gian nhỏ hoặc không thể xây giếng thang bằng bê tông, việc sử dụng khung thép giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo công năng.
2. Cấu tạo của khung thép thang máy
Một hệ thống khung thép thang máy thường bao gồm các bộ phận chính sau:
- Khung chính: Đây là bộ phận chịu lực chính, được tạo thành từ các dầm thép dọc và ngang. Hệ khung này giúp cố định toàn bộ hệ thống thang máy và chịu lực tải trọng từ cabin cũng như hành khách. Thông thường, thép dùng để làm khung có độ dày từ 5mm đến 10mm, đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực cao.
- Ray dẫn hướng: Các thanh ray này được gắn trên khung chính, giúp cabin thang máy di chuyển lên xuống một cách êm ái và an toàn. Tùy vào tải trọng và tốc độ di chuyển của thang máy, ray dẫn hướng có thể làm từ thép nguyên khối hoặc thép hợp kim có độ bền cao.
- Trục vít, đai ốc và hệ thống điện: Áp dụng cho các dòng thang máy trục vít, như thang máy Kalea của Thụy Điển. Cơ chế hoạt động dựa trên sự xoay của trục vít để nâng hạ cabin, mang lại sự ổn định và an toàn cao. Thang máy trục vít thường được sử dụng trong các công trình nhà ở hoặc biệt thự cao cấp.
- Hệ thống treo (áp dụng cho thang máy cáp kéo): Đối với thang máy cáp kéo, hệ thống treo bao gồm cáp thép, đối trọng và puly giúp nâng hạ cabin. Loại cáp sử dụng thường là cáp lõi thép hoặc cáp lõi đay, có tuổi thọ trung bình từ 5-10 năm tùy vào tần suất sử dụng.
- Các tấm kính (nếu có): Với thang máy kính, kính cường lực được lắp vào khung để tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Loại kính sử dụng thường có độ dày từ 10mm đến 12mm để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

3. Ưu, nhược điểm của khung thép thang máy
So với thang máy truyền thống, thang máy sử dụng khung thép sẽ có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm của khung thép thang máy:
- Lắp đặt linh hoạt: Khung thép có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau, từ trong nhà đến ngoài trời, từ nhà phố đến biệt thự hay trung tâm thương mại, phù hợp với các công trình cải tạo hoặc có không gian hạn chế.
- Tính thẩm mỹ cao: Khung thép có thể được sơn theo nhiều kiểu khác nhau như sơn tĩnh điện, sơn nhũ, sơn sần,… phù hợp với đa dạng phong cách thiết kế của công trình.
- Thi công nhanh chóng: So với việc xây dựng hố thang bê tông, lắp đặt khung thép tiết kiệm từ 30 – 50% thời gian thi công. Một công trình thang máy khung thép trung bình chỉ mất từ 7 – 15 ngày để hoàn thiện, trong khi xây hố thang bê tông có thể mất từ 1 – 2 tháng.
- Giảm áp lực lên móng sàn nhà: Với các tòa nhà cải tạo hoặc nhà có kết cấu yếu, khung thép với trọng lượng nhẹ giúp giảm áp lực lên móng và sàn nhà hiệu quả.
- Dễ bảo trì, sửa chữa: Khi cần thay thế linh kiện hoặc nâng cấp thang máy, khung thép dễ tháo lắp hơn so với giếng thang bê tông.
Nhược điểm của khung thép thang máy:
- Chi phí lắp đặt cao hơn: So với giếng thang bê tông, khung thép có chi phí cao hơn từ 15 – 30% do sử dụng vật liệu thép chất lượng cao cộng thêm chi phí gia công và sơn phủ bề mặt.
- Yêu cầu kỹ thuật cao khi thi công: Lắp đặt khung thép đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao để đảm bảo độ chắc chắn, an toàn và tính thẩm mỹ. Nếu lắp đặt không chuẩn, khung thép có thể bị rung lắc khi thang máy hoạt động.
- Dễ bị ăn mòn nếu không xử lý bề mặt tốt: Mặc dù thép có độ bền cao, nhưng vẫn có thể bị rỉ sét nếu không được sơn phủ hoặc mạ kẽm đúng cách hoặc lựa chọn đơn vị lắp đặt không uy tín.

4. Các loại khung thép thang máy
Hiện nay, có nhiều loại khung thép thang máy, mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:
- Khung thép hình: Được tạo thành từ các loại thép hình như U, I, V hoặc thép hộp. Đây là loại khung có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, phù hợp với thang máy có tải trọng lớn hoặc thang máy nhập khẩu.
- Khung thép chấn (khung thép định hình tôn chấn): Làm từ tấm tôn thép được chấn thành hình mong muốn. Ưu điểm là thi công nhanh, chi phí thấp hơn so với khung thép hình, thích hợp với thang máy gia đình hoặc nhà cải tạo.
- Khung thép hộp vuông: Gồm các thanh thép hộp vuông ghép lại, tạo nên kết cấu chắc chắn và thẩm mỹ cao, ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình từ nhà ở đến văn phòng.
- Khung thép chữ I: Dùng cho thang máy tải trọng lớn, chịu lực tốt, thường thấy trong các tòa nhà cao tầng hoặc trung tâm thương mại.
- Khung thép chữ U: Ít phổ biến hơn nhưng vẫn được sử dụng trong một số thiết kế đặc biệt.
5. Chi phí thi công khung thép thang máy
Chi phí thi công khung thép thang máy cho nhà khoảng 5-7 tầng có thể dao động từ 100.000.000 đến 150.000.000 VNĐ. Thông thường, chi phí này sẽ được tích hợp vào tổng chi phí lắp đặt thang máy.
Giá khung thép thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại khung thép: Khung thép hình, thép chấn, thép hộp vuông, thép chữ I, chữ U,… sẽ có giá khác nhau.
- Kích thước và tải trọng của thang máy: Thang máy có tải trọng lớn sẽ cần khung thép dày và chắc chắn hơn.
- Chiều cao công trình: Công trình càng cao, khung thép càng phải chịu lực lớn, dẫn đến chi phí tăng.
- Độ dày của thép: Thép càng dày, khả năng chịu lực càng cao, đồng nghĩa với giá thành cũng tăng.
- Chất liệu sơn khung thép: Sơn tĩnh điện với màu đặc biệt hoặc lớp phủ phim tạo vân có giá cao hơn so với sơn tiêu chuẩn.
- Đơn vị thi công: Mỗi đơn vị thi công sẽ có mức giá khác nhau tùy theo chất lượng vật liệu và tay nghề.
Với thang máy gia đình Kalea, chi phí lắp đặt khung thép sẽ được tính trọn gói trong chi phí lắp đặt thang máy.
6. Các mẫu khung thép thang máy đẹp
Dưới đây là những mẫu khung thép thang máy đẹp của Kalea để bạn tham khảo và có lựa chọn phù hợp cho công trình:





7. Quy trình lắp dựng khung thép cho thang máy
Quy trình dựng khung thép cho thang máy truyền thống thông thường trải qua 6 bước:
- Bước 1 – Chuẩn bị vật liệu và kiểm tra thông số: Bàn giao vật liệu, mẫu màu cho khách hàng kiểm tra trước khi tiến hành lắp đặt, đảm bảo vật tư, máy móc được vận chuyển đến địa điểm thi công đúng thời gian để tránh ảnh hưởng tiến độ.
- Bước 2 – Định vị hố thang: Sử dụng 4 chì định vị để xác định chính xác vị trí hố thang, giúp hạn chế sai sót và giảm thiểu việc đục phá không cần thiết.
- Bước 3 – Gia công khung thép: Cắt các thanh thép hình theo kích thước đã đo. Sơn chống gỉ và sơn màu nếu chưa được thực hiện từ trước.
- Bước 4 – Lắp đặt khung chính: Định vị 4 chân cột, đảm bảo khoảng cách đều nhau với sai số tối đa 2cm. Kỹ thuật viên sẽ hàn hoặc bắt ốc các cột dọc với đà ngang theo đúng bản vẽ kỹ thuật, sau đó hàn nối đỉnh cột để gia tăng độ chắc chắn.
- Bước 5 – Gia cố và hoàn thiện: Gia cố các điểm nối của khung với tường hoặc bê tông để tăng độ vững chắc, sau đó kiểm tra toàn bộ mối hàn, vệ sinh mối hàn, loại bỏ rỉ sét. Kỹ thuật viên cũng sẽ sơn chống gỉ và sơn màu những điểm hàn để bảo vệ bề mặt.
- Bước 6 – Kiểm tra lần cuối và bàn giao: Kiểm tra lại toàn bộ khung thép, đảm bảo độ thẳng đứng với sai số không quá 1,5cm. Kỹ thuật viên bàn giao hố thang cho khách hàng trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống thang máy.

8. Lưu ý khi lắp đặt khung thép thang máy
Trước khi tiến hành lắp đặt khung thép thang máy, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn thiết kế, màu sắc hài hòa với không gian: Màu sắc khung thép cần phù hợp với thiết kế nội thất tổng thể. Ví dụ, với các công trình mang phong cách hiện đại, nên chọn sơn tĩnh điện màu trung tính như đen, trắng hoặc xám. Nếu lắp đặt trong khách sạn, biệt thự, có thể lựa chọn sơn nhũ vàng để tạo điểm nhấn sang trọng.
- Chú ý đến chất lượng vật liệu: Nên chọn thép có độ dày phù hợp với tải trọng thang máy. Thang máy gia đình thường sử dụng thép có độ dày từ 3-5mm. Bề mặt khung thép cần được sơn phủ chống gỉ hoặc mạ kẽm để tăng tuổi thọ, đặc biệt là khi lắp đặt ngoài trời.
- Chọn đơn vị thi công uy tín: Để đảm bảo độ bền và an toàn, bạn cần chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao. Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị lắp đặt, bạn có thể liên hệ với Kalea – thương hiệu thang máy gia đình nhập khẩu Thuỵ Điển với hơn 125 năm kinh nghiệm để được hỗ trợ. Các sản phẩm thang máy cao cấp của Kalea đã tích hợp sẵn khung thép giếng thang, giúp giảm thời gian lắp đặt, đảm bảo độ chính xác cao và phù hợp với mọi công trình.

Khung thép thang máy giúp thang máy hoạt động an toàn, ổn định và thẩm mỹ hơn. Để được tư vấn thêm thông tin về khung thép thang máy, bạn hãy hãy liên hệ với Kalea qua:
Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ:
- Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
- TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
- Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
- Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức