Quy trình lắp đặt & vận hành thang máy | Kỹ thuật viên Kalea

2023/08/14

Để quy trình vận hành thang máy được hoạt động một cách ổn định và an toàn đòi hỏi việc lắp đặt chuẩn kỹ thuật, kiểm tra vận hành cẩn thận, sử dụng đúng cách và bảo dưỡng theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất. Để tìm hiểu chi tiết, mời bạn tham khảo ngay bài viết này!

Quy trình lắp đặt chuẩn kỹ thuật quyết định rất lớn tới sự ổn định và an toàn khi vận hành thang máy
Quy trình lắp đặt chuẩn kỹ thuật quyết định rất lớn tới sự ổn định và an toàn khi vận hành thang máy

1. Lắp đặt thang máy

Có thể tóm lược quy trình lắp đặt thang máy trong 13 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Tiến hành đo đạc, khảo sát và chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật của thang máy.
  • Bước 2: Kiểm tra mặt bằng đảm bảo đủ điều kiện lắp đặt và đúng yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ.
  • Bước 3: Lắp giáo chuyển dần vật tư vào hố thang bao gồm các thiết bị như: ray cabin, ray đối trọng, máy kéo, khung, tủ điện.
  • Bước 4: Thả dây rọi định vị và kiểm tra lại các kích thước, thông số kỹ thuật của các bộ phận như ray cabin, ray đối trọng, cửa tầng, máy điều tốc (governor).
  • Bước 5: Lắp đặt ray từ dưới lên trên, cố định các thành ray bằng basket và đà bê tông xung quanh hố thang.
  • Bước 6: Lắp khung cabin và đối trọng, kết nối cáp tải giữa cabin và khung đối trọng, lắp máy điều tốc (governor).
  • Bước 7: Lắp cửa tầng và bao che cửa tầng theo trình tự lắp đặt lên xuống.
  • Bước 8: Xây chèn mặt cửa với sự hướng dẫn của đơn vị thi công, định vị các bảng điều khiển cửa tầng.
  • Bước 9: Vệ sinh toàn bộ phần hố thang, lắp vách và nóc cabin, bộ truyền cửa cabin, và cửa cabin. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và cân bằng tải đối trọng với tải cabin.
  • Bước 10: Vệ sinh lần cuối và bàn giao cho tổ điện.
  • Bước 11: Tổ điện đi dây nối tổ điện, máy kéo, hệ thống dây điện dọc hố, dây điện theo cabin. Lắp bảng điều khiển, bảng điều khiển tầng và kiểm tra hệ thống điện.
  • Bước 12: Kiểm tra và căn chỉnh mọi thông số kỹ thuật cũng như cân bằng tải, thang được chạy thử trong 3 ngày.
  • Bước 13: Tiến hành nghiệm thu bằng văn bản và hướng dẫn người sử dụng cách sử dụng và quy trình cứu hộ thang máy.
Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo đạc, lên bản vẽ và tiến hành các bước lắp đặt theo đúng quy trình tiêu chuẩn
Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo đạc, lên bản vẽ và tiến hành các bước lắp đặt theo đúng quy trình tiêu chuẩn

Việc đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy cần tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và người sử dụng cũng cần chú ý đến việc sử dụng thang máy một cách an toàn, từ việc bấm nút gọi thang cho đến khi bước ra khỏi buồng thang.

2. Kiểm tra vận hành thang máy

Sau khi thang máy được lắp đặt thành công, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn kiểm tra khả năng vận hành của thang máy, đảm bảo thang máy hoạt động ổn định và không có sự cố nào xảy ra.

Sau khi lắp đặt thành công, thang máy sẽ được đưa vào quá trình kiểm tra vận hành để đảm bảo hoạt động trơn tru và không xảy ra sự cố
Sau khi lắp đặt thành công, thang máy sẽ được đưa vào quá trình kiểm tra vận hành để đảm bảo hoạt động trơn tru và không xảy ra sự cố

Việc kiểm tra vận hành thang máy có thể bao gồm những hoạt động sau:

  1. Đảm bảo thang máy đã được lắp đặt đúng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  2. Kiểm tra các phần cơ học như ray cabin, ray đối trọng, cửa tầng, khung cabin, đối trọng, bộ truyền cửa, đảm bảo không có hiện tượng mòn, gỉ sét, hoặc các lỗi cơ học khác.
  3. Kiểm tra hệ thống điện, bao gồm các bảng điều khiển, bảng điều khiển tầng, đèn cửa tầng, đèn cabin, đèn báo tầng, đèn báo trạng thái, đảm bảo các chức năng hoạt động bình thường.
  4. Kiểm tra hệ thống điều khiển, điều chỉnh độ bám đỡ, độ tự do di chuyển của cabin và đối trọng.
  5. Kiểm tra bộ truyền động, máy kéo, đảm bảo không có hiện tượng rung lắc, nhiễu sóng trong quá trình hoạt động.
  6. Thực hiện các thử nghiệm hoạt động trên thang máy, như chạy thử không tải và chạy thử đầy tải để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định và an toàn.
  7. Kiểm tra hệ thống dừng an toàn và hệ thống cứu hộ, đảm bảo thang máy có thể dừng an toàn trong trường hợp cần thiết.
  8. Thực hiện các kiểm tra bảo trì định kỳ và các biện pháp kiểm định an toàn trước khi vận hành chính thức.
  9. Kiểm tra các báo động, tín hiệu và hệ thống bảo mật để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và đáng tin cậy.
Nếu các bước thử nghiệm và kiểm tra đều đạt yêu cầu, thang máy sẽ chính thức được đưa vào sử dụng
Nếu các bước thử nghiệm và kiểm tra đều đạt yêu cầu, thang máy sẽ chính thức được đưa vào sử dụng

Sau khi thực hiện kiểm tra vận hành thang máy, nếu các bước kiểm tra và thử nghiệm đều đạt yêu cầu, thang máy có thể được vận hành chính thức và sẵn sàng phục vụ người sử dụng.

3. Quy trình vận hành thang máy

Để quá trình vận hành thang máy được an toàn, hiệu quả, bạn cần hiểu được cách sử dụng của những nút bấm trên bảng điều khiển thang máy và cơ chế vận hành của thang máy.

3.1. Giới thiệu về các ký hiệu ở thang máy

Dưới đây là 5 ký hiệu phổ biến và thường gặp nhất trên thang máy gia đình cũng như ý nghĩa của những ký hiệu này.

Ký hiệuÝ nghĩa
Ký hiệu 2 mũi tên hướng ra ngoài trong thang máy

Hình ảnh nút đóng và mở cửa cabin bên trong thang máy.

  • Hai mũi tên hướng ra ngoài: Mở  cửa thang máy
  • Hai mũi tên hướng vào nhau: Đóng cửa thang máy
Nút bấm hình chuông trong thang máyNút báo động, thường có biểu tượng hình chuông dùng để thông báo ra bên ngoài khi gặp sự cố, đồng thời kích hoạt hệ thống báo động trong trường hợp khẩn cấp.
Nút hình chấm đỏ dừng khẩn cấp khi đi thang máyNút dừng tạm thời/dừng khẩn cấp có biểu tượng dấu chấm tròn đỏ, điều khiển thang máy dừng ngay lập tức. Ở một số thang máy, khi bạn bấm nút dừng khẩn cấp, bộ phận vận hành sẽ kết nối với bạn qua loa trong thang máy.
Sô hiển thị các tầng trong thang máyNút bấm hiển thị số tầng, bạn có thể bấm nút tương ứng để di chuyển đến tầng mong muốn.
Nút bấm gọi thang máy từ bên ngoàiNút bấm gọi bên ngoài thang máy. Thường có biểu tượng mũi tên hướng lên – chữ “UP” để điều khiển thang máy di chuyển lên tầng trên cao hơn tầng đang đứng, hoặc mũi tên hướng xuống – chữ “DOWN” để điều khiển thang máy di chuyển xuống tầng dưới, thấp hơn tầng đang đứng.

3.2. Quy trình vận hành thang máy

3.2.1. Vận hành thang máy đi lên

Quy trình vận hành thang máy đi lên diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người dùng sẽ bấm nút gọi bên ngoài thang máy, có biểu tượng mũi tên hướng lên (“UP”) trên bảng điều khiển tầng.
  • Bước 2: Sau khi nhận được tín hiệu, thang máy sẽ đáp ứng yêu cầu và di chuyển đến vị trí tầng mà bạn đang đứng.
  • Bước 3: Khi bước vào thang máy, bạn có thể bấm nút số tầng để di chuyển đến vị trí tầng mình mong muốn và bấm nút đóng cửa cabin thang máy.
  • Bước 4: Sau khi nhận được tín hiệu, thang máy sẽ đáp ứng yêu cầu và di chuyển lên tầng được chọn.
  • Bước 5: Khi có tín hiệu đến được tầng yêu cầu, cửa cabin sẽ tự động mở, cho phép người sử dụng bước ra ngoài.
Thang máy gia đình có cách vận hành tương đối đơn giản, rất dễ dàng để học cách sử dụng
Thang máy gia đình có cách vận hành tương đối đơn giản, rất dễ dàng để học cách sử dụng

3.2.2. Vận hành thang máy đi xuống

Quy trình vận hành thang máy đi xuống sẽ diễn ra tương tự như khi vận hành thang máy đi lên, chỉ khác ở nút bấm gọi thang bên ngoài thang máy:

Quy trình vận hành thang máy đi lên diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người dùng sẽ bấm nút gọi bên ngoài thang máy, có biểu tượng mũi tên hướng xuống (“DOWN”) trên bảng điều khiển tầng.
  • Bước 2: Sau khi nhận được tín hiệu, thang máy sẽ đáp ứng yêu cầu và di chuyển đến vị trí tầng mà bạn đang đứng.
  • Bước 3: Khi bước vào thang máy, bạn có thể bấm nút số tầng để di chuyển đến vị trí tầng mình mong muốn và bấm nút đóng cửa cabin thang máy.
  • Bước 4: Sau khi nhận được tín hiệu, thang máy sẽ đáp ứng yêu cầu và di chuyển xuống tầng được chọn.
  • Bước 5: Khi có tín hiệu đến được tầng yêu cầu, cửa cabin sẽ tự động mở, cho phép người sử dụng bước ra ngoài.

4. Quy trình xử lý sự cố khi vận hành thang máy

Dưới đây là 10 hướng dẫn về quy trình vận hành thang máy khi gặp sự cố và cách khắc phục.

Cần xử lý đúng cách khi thang máy gặp sự cố để phòng tránh những rủi ro ngoài ý muốn
Cần xử lý đúng cách khi thang máy gặp sự cố để phòng tránh những rủi ro ngoài ý muốn
  • Khi thang máy quá tải

Đây là lỗi thường gặp nhất khi sử dụng thang máy vượt quá mức tải trọng, lúc này thang sẽ phát cảnh báo và không di chuyển. Lúc này, bạn chỉ cần hạn chế số lượng người trong thang máy để giảm bớt tải trọng và ngay lập tức thang máy sẽ vận hành bình thường.

  • Khi thang máy dừng tầng không đúng

Nguyên nhân khiến thang máy dừng tầng không chính xác có thể xuất phát từ việc thang máy không được bảo trì thường xuyên hoặc theo đúng quy trình, do đó xuất hiện hiện tượng xung nhiều làm bộ cảm biến dừng tầng hoạt động thiếu chính xác.

Lúc này, bạn hãy tạm thời di chuyển vào tầng gần nhất và báo với đơn vị bảo trì thang máy để có phương án xử lý sớm nhất.

  • Khi thang máy mất tín hiệu

Thông thường, nguyên nhân chính khiến thang máy mất tín hiệu điều khiển là đứt dây tín hiệu, có thể do bị chuột cắn đứt dây trong tủ điện. Nếu phát hiện tình trạng này, người dùng không nên tiếp tục sử dụng thang máy để tránh các vấn đề sự cố.

Với sự cố xuất phát từ bên trong tủ điện, người dùng không nên tự cố gắng xử lý. Thay vào đó, hãy liên hệ ngay với kỹ thuật viên thang máy. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra và nối lại hoặc thay mới dây tín hiệu, từ đó giúp thang máy hoạt động bình thường trở lại một cách an toàn và hiệu quả.

Với những sự cố liên quan đến tủ điện, người dùng cần cẩn trọng và nên liên hệ với kỹ thuật viên thay vì tự mình xử lý
Với những sự cố liên quan đến tủ điện, người dùng cần cẩn trọng và nên liên hệ với kỹ thuật viên thay vì tự mình xử lý
  • Khi cửa thang đóng nhưng cabin không di chuyển

Có một trường hợp rất phổ biến khi thang máy không vận hành, đó là do cửa cabin bị kẹt vì có vật thể lạ nằm trong rãnh của cửa. Khi xảy ra tình trạng này, cabin thang máy sẽ đóng cửa và không di chuyển, dẫn đến tình trạng người trong thang bị kẹt.

Khi gặp sự cố này, hãy nhanh chóng nhấn nút mở cửa hoặc nút chuông thông báo để yêu cầu sự hỗ trợ. Đồng thời, kiểm tra xem có vật thể lạ nào bị kẹt trong rãnh cửa và lấy ra. Nếu không thể giải quyết vấn đề, hãy liên hệ ngay với hotline công ty thang máy để được hỗ trợ và khắc phục sự cố.

  • Khi cabin không mở cửa và ngừng đột ngột

Cabin không mở cửa và ngừng đột thường do những nguyên nhân rất khó xác định, hãy tuân thủ các bước hướng dẫn vận hành sau đây để đảm bảo an toàn và giải quyết tình huống:

  • Nhấn nút mở cửa và rời khỏi cabin nếu cửa mở được.
  • Nếu cửa không mở, hãy gọi ngay số hotline được cung cấp trong bảng cảnh báo trên thang máy để yêu cầu sự hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật.

Trong trường hợp gặp sự cố, hãy bình tĩnh để được hỗ trợ xử lý đúng cách. Tránh hoảng loạn và không nên phá cửa vì điều này sẽ gây khó khăn cho đội cứu hộ và có thể tăng nguy cơ gặp rủi ro.

Nếu cabin không mở cửa, hãy nhấn nút thông báo và yêu cầu hỗ trợ, tránh hoảng loạn và tự mình cạy cửa
Nếu cabin không mở cửa, hãy nhấn nút thông báo và yêu cầu hỗ trợ, tránh hoảng loạn và tự mình cạy cửa
  • Khi thang máy có tiếng ồn, bị giật, tốc độ di chuyển bất thường

Lỗi vận hành thang máy có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm quá trình lắp đặt thang máy không đúng hay lỗi thiết bị dẫn đến việc thang máy di chuyển phát ra tiếng kêu lớn, bị giật hay có tốc độ di chuyển bất thường.

Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này, việc quan tâm và thực hiện bảo trì thang máy thường xuyên rất quan trọng. Hơn nữa, việc lựa chọn chế độ bảo trì, sửa chữa thang máy phù hợp với tần suất sử dụng sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu các sự cố không mong muốn.

  • Khi bộ cứu hộ thang máy không hoạt động

Nguồn điện không ổn định có thể làm cho các linh kiện của thang máy nhanh chóng lão hóa và xuống cấp, dẫn đến tình trạng hệ thống cứu hộ thang máy không hoạt động. Sự cố này cũng có thể xảy ra khi người dùng sử dụng thang máy không đúng cách hoặc không tuân thủ quy trình hoạt động, hoặc do lỗi kỹ thuật.

Để khắc phục tình trạng này, khi bạn phát hiện hệ thống cứu hộ không hoạt động, hãy gọi ngay nhân viên bảo trì thang máy đến kiểm tra và khắc phục sự cố một cách kịp thời và hiệu quả.

Bộ cứu hộ không hoạt động có thể xuất phát từ nguồn điện không ổn định khiến linh kiện thang máy nhanh chóng lão hóa
Bộ cứu hộ không hoạt động có thể xuất phát từ nguồn điện không ổn định khiến linh kiện thang máy nhanh chóng lão hóa
  • Khi thang máy bị mất điện

Trong trường hợp mất điện đột ngột, người sử dụng trong thang máy có thể hoảng loạn và lúng túng trong cách xử lý. Tuy nhiên, các dòng thang máy tốt hiện nay thường tích hợp chế độ cứu hộ tự động. Khi xảy ra mất điện, thang máy sẽ tự động di chuyển đến tầng thấp hơn gần nhất để đảm bảo an toàn cho người trong cabin.

Hướng dẫn xử lý như sau:

  • Trường hợp mất điện trong thời gian ngắn: Hãy giữ bình tĩnh và chờ trong cabin, vì thường sớm có điện trở lại. Đồng thời, hãy gọi số hotline của đơn vị kỹ thuật để được hỗ trợ kịp thời.
  • Trường hợp mất điện trong thời gian dài: Liên hệ ngay với công ty thang máy, không cố gắng tự mở cửa thang máy. Để đảm bảo an toàn, nên đợi đến khi đội kỹ thuật đến để xử lý.

Ngoài ra, với những thang máy sản xuất lâu đời, sử dụng lâu năm hoặc có thiết bị cứu hộ tự động hư hỏng, nên xem xét sử dụng nguồn điện dự phòng bên ngoài là giải pháp tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Xem xét sử dụng nguồn điện dự phòng để tránh trường hợp thang máy dừng hoạt động do mất điện đột ngột
Xem xét sử dụng nguồn điện dự phòng để tránh trường hợp thang máy dừng hoạt động do mất điện đột ngột
  • Khi thang máy bị nhiễm điện, giật điện

Trong quá trình sử dụng, nhiều người phát hiện vấn đề thang máy bị nhiễm điện. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thiết bị điện – điện tử bên trong thang máy, hoặc do cabin bị ẩm ướt do thời tiết hoặc lỗi cách điện và tiếp địa khi lắp đặt không đạt yêu cầu.

Khi gặp tình huống này, cách tốt nhất là nhanh chóng liên hệ với nhân viên bảo trì thang máy. Họ sẽ đến kiểm tra và khắc phục sự cố một cách kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.

  • Khi thang máy không hoạt động

Hiện tượng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như mất điện đột ngột, nguồn điện không ổn định, sai sót trong quá trình sửa chữa điện như đảo pha từ nguồn vào, cửa các tầng không đóng kín hoặc thắng cơ bị tác động.

Khi gặp tình huống này, cần giữ bình tĩnh và liên hệ ngay nhân viên kỹ thuật đến để kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Sau đó, họ sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả để đảm bảo thang máy hoạt động trở lại một cách an toàn và ổn định.

Đối với thang máy Kalea, người dùng có thể thực hiện cuộc gọi đến 3 số điện thoại được cài đặt từ trước để thông báo và nhờ trợ giúp
Đối với thang máy Kalea, người dùng có thể thực hiện cuộc gọi đến 3 số điện thoại được cài đặt từ trước để thông báo và nhờ trợ giúp

Với những hướng dẫn này, người sử dụng thang máy sẽ tự tin và chủ động xử lý những sự cố thường gặp để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thang máy.

5. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy

5.1. Hướng dẫn tự vệ sinh thang máy

Người dùng nên tự vệ sinh thang máy ít nhất mỗi tháng một lần để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của thang máy. Dưới đây là một số bước vệ sinh cơ bản cho thang máy:

  • Bước 1: Lau sạch bề mặt cabin thang máy bằng vải mềm và dung dịch làm sạch chuyên dụng (không chứa chất tẩy rửa mạnh).
  • Bước 2: Sử dụng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch rãnh cabin, đảm bảo cửa hoạt động mượt mà và không bị kẹt.
  • Bước 3: Lau sạch và vệ sinh bảng điều khiển bên trong – bên ngoài thang máy, nút nhấn, và bảng hiển thị tầng.
  • Bước 4: Kiểm tra và làm sạch cửa tầng, đảm bảo cửa hoạt động một cách chính xác và không bị kẹt.
  • Bước 5: Lau sạch sàn cabin bằng cây lau sàn hoặc giẻ lau ẩm, tuyệt đối không để nước chảy làm ướt hố thang, làm hệ thống điện gặp sự cố hoặc chập cháy.

Lưu ý: Trước khi tự vệ sinh thang máy, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không tự tin trong việc vệ sinh thang máy hoặc không có đủ thời gian, bạn nên liên hệ đơn vị bảo trì chuyên nghiệp để thực hiện.

Nên sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không chứa chất tẩy rửa hóa học mạnh để vệ sinh thang máy
Nên sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không chứa chất tẩy rửa hóa học mạnh để vệ sinh thang máy

5.2. Quy trình bảo dưỡng, bảo trì thang máy

Bảo dưỡng chuyên sâu cho thang máy là công việc phức tạp và nên được thực hiện bởi các đơn vị chuyên nghiệp. Tần suất bảo dưỡng và bảo trì thang máy sẽ tùy thuộc vào tần suất sử dụng, môi trường hoạt động và khuyến nghị từ nhà sản xuất, thường dao động từ 2 – 3 tháng/lần.

Quy trình bảo trì thang máy gia đình có thể tuân theo các bước cơ bản như sau:

  • Kiểm tra định kỳ: Nhân viên kỹ thuật thực hiện kiểm tra định kỳ để đánh giá trạng thái hoạt động của thang máy. Việc kiểm tra bao gồm xem xét việc di chuyển, hệ thống an toàn, các linh kiện cơ khí, điện và điều khiển.
  • Vệ sinh và bôi trơn: Thang máy được làm sạch và các bộ phận cần thiết được bôi trơn. Điều này giúp giảm ma sát và mài mòn, đồng thời tăng độ bền và hiệu suất hoạt động.
  • Kiểm tra hệ thống an toàn: Hệ thống an toàn như hệ thống phanh, cảm biến an toàn và cơ chế ngắt điện được kiểm tra để đảm bảo tính an toàn và hoạt động đúng cách.
  • Kiểm tra hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển bao gồm nút bấm, màn hình hiển thị và các chức năng điều khiển khác được kiểm tra để đảm bảo sự ổn định và chính xác.
  • Thay thế linh kiện (nếu cần): Nếu phát hiện các linh kiện cần thay thế hoặc nâng cấp, kỹ thuật viên sẽ thực hiện việc thay mới hoặc nâng cấp các linh kiện đó.
  • Ghi lại thông tin: Kỹ thuật viên ghi lại thông tin về quá trình bảo trì, bao gồm công việc đã thực hiện, các linh kiện đã thay thế và các vấn đề đã phát hiện. Việc này giúp theo dõi lịch sử bảo trì và tạo ra báo cáo chi tiết về trạng thái của thang máy.
Bạn nên thuê các đơn vị bảo dưỡng thang máy chính hãng, uy tín và chuyên nghiệp để thang máy được chăm sóc đúng cách
Bạn nên thuê các đơn vị bảo dưỡng thang máy chính hãng, uy tín và chuyên nghiệp để thang máy được chăm sóc đúng cách

Trên đây là toàn bộ quy trình lắp đặt và vận hành thang máy, hy vọng có thể cung cấp tới bạn những thông tin quan trọng trong quá trình sử dụng thang máy tại nhà.

Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay tới Kalea để được tư vấn nhiệt tình và chu đáo nhất nhé!

  • Hotline1800.555.502 hoặc 0911.454.238​
  • Emailkalea_vietnam@kalealifts.com
  • Địa chỉ:
    • Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
    • Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức