Móc treo thang máy là gì? 5+ thông tin quan trọng cần biết!
Móc treo thang máy tuy nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sự ổn định cho hoạt động của thang máy. Vậy móc treo thang máy là gì? Theo dõi thông tin về móc treo thang máy trong bài viết dưới đây!
1. Móc treo pa lăng thang máy là gì?
Móc treo thang máy thường có hình dạng chữ U, được làm bằng vật liệu chịu lực cao. Móc treo được sử dụng để treo các thiết bị như pa lăng, máy kéo, cửa tầng,… trong quá trình lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Theo tiêu chuẩn về thiết bị nâng, móc treo phải đảm bảo tải trọng tối thiểu gấp 1.5 lần trọng lượng tối đa của cabin và hành khách để ngăn chặn sự cố.
2. Vai trò của móc treo pa lăng thang máy
Móc treo thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn, ổn định cho vận hành của thang máy cũng như quá trình lắp đặt, bảo trì. Cụ thể:
- Cố định thiết bị: Móc treo thang máy giúp cố định các thiết bị tại vị trí cần thiết, đảm bảo thang máy có thể vận hành ổn định.
- Hỗ trợ quá trình lắp đặt: Móc treo giúp nâng hạ các thiết bị nặng trong quá trình lắp đặt thang máy, giảm thiểu sức lực cho kỹ thuật viên và tăng tốc độ thi công.
- Bảo đảm an toàn: Móc treo là bộ phận chịu lực chính từ các thiết bị nâng hạ, đảm bảo an toàn cho người vận hành và thiết bị.
Không phải thang máy nào cũng cần móc treo thang máy. Một số loại thang máy như thang máy gia đình Kalea – là loại thang máy không phòng máy nên không cần sử dụng đối trọng và móc treo thang máy. Nhờ đó, thang máy Kalea giúp tiết kiệm diện tích, phù hợp với nhà cải tạo hoặc nhà có chiều cao tầng trên cùng thấp.
3. Cấu tạo của móc treo thang máy
Móc treo thang máy thường được làm bằng thép hoặc hợp kim thép có độ bền cao, chịu được tải trọng lớn. Cấu tạo của một móc treo bao gồm 3 phần chính:
- Thân móc: Đây là phần chính của móc treo, chịu lực trực tiếp từ thiết bị được treo.
- Móc câu: Phần nhô ra ngoài của móc treo, dùng để móc vào các thiết bị.
- Lỗ bắt vít: Dùng để cố định móc treo vào vị trí.
Theo tiêu chuẩn thiết kế thông thường, móc thang máy thường được thiết kế như sau:
- Sắt/Thép làm móc treo thường có thiết diện >16 phi (16mm)
- Hình dạng chữ U
- Chiều rộng của chữ U khoảng >80mm
- Chiều cao của chữ U (tính từ đỉnh chữ U tới mặt bê tông) khoảng 150mm
- Tổng chiều dài thanh móc treo thường khoảng 1000mm
4. Tiêu chuẩn thi công móc treo thang máy
Để đảm bảo an toàn và chất lượng, móc treo thang máy phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về thiết bị nâng. Cụ thể:
- Tải trọng cho phép: Mỗi móc treo có một tải trọng cho phép tối đa, không được vượt quá vì có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng vật liệu: Vật liệu làm móc treo phải đạt tiêu chuẩn về độ bền, chống ăn mòn để đảm bảo khả năng chịu lực và an toàn tối đa khi thang máy vận hành.
5. Lưu ý khi thi công và sử dụng móc treo thang máy
Chất lượng móc treo ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và độ an toàn khi sử dụng thang máy. Vì thế, bạn cần:
- Chọn đúng loại móc treo: Cần lựa chọn móc treo phù hợp với tải trọng và điều kiện lắp đặt để đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.
- Kiểm tra chất lượng: Cần kiểm tra kỹ chất lượng móc treo trước khi sử dụng. Nếu móc treo có tình trạng rỉ sét, cong, nứt,…
- Bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo trì 6 tháng/lần theo đúng quy định của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền cho móc treo và an toàn khi sử dụng.
Lưu ý: Các thao tác lắp đặt, bảo trì móc treo cần được thực hiện bởi đơn vị lắp đặt nhiều kinh nghiệm để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và độ an toàn khi sử dụng.
6. Chi phí sửa chữa, thay thế móc treo thang máy
Quá trình sử dụng thì móc treo thang máy có thể gặp phải các vấn đề sau:
- Móc treo bị gỉ sét, nứt vỡ: Nguyên nhân do môi trường ẩm ướt, quá tải hoặc va đập. Thông thường, tình huống này thường yêu cầu thay thế móc treo mới.
- Biến dạng hoặc gãy móc treo: Nguyên nhân thường do lắp đặt không đúng kỹ thuật hoặc chất lượng móc treo không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến giảm độ bền và khả năng chịu lực của móc treo. Để khắc phục tình huống này, bạn nên liên hệ đơn vị lắp đặt thang máy để được bảo trì.
Chi phí thay thế móc treo thường dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng, tuỳ thuộc vào điều kiện thi công và chính sách của đơn vị lắp đặt. Để được báo giá chính xác, bạn nên liên hệ đơn vị lắp đặt để được hỗ trợ!
Trên đây là toàn bộ thông tin về móc treo thang máy. Bộ phận này thường được lắp đặt ở thang máy truyền thống. Với thang máy không phòng máy, bộ phận này và đối trọng đã được lược bỏ để tối ưu điện tích lắp đặt cho thang. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể liên hệ Kalea để được tư vấn. Thông tin liên hệ:
Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ:
- Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
- TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
- Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
- Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức