Quy trình 5 bước kiểm định thang máy | Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH

2023/03/17

Quy trình kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an chất lượng thi công cũng như sự an toàn cho người sử dụng đã được quy định rõ trong thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ xây dựng ban hành vào ngày ngày 30 tháng 9 năm 2021. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được các bước cần có để kiểm định chất lượng thang máy.

1. Chuẩn bị trước khi kiểm định thang máy gia đình

Khâu chuẩn bị trước khi tiến hành quy trình kiểm định thang máy lắp đặt cho gia đình rất quan trọng. 

1.1. Chuẩn bị vật dụng 

Các thiết bị, dụng cụ dùng để kiểm định thang máy phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường. Các thiết bị cần có để kiểm định thang máy bao gồm:

  • Tốc độ kế hay máy đo tốc độ
  • Thiết bị đo khoảng cách
  • Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học
  • Thiết bị đo nhiệt độ
  • Thiết bị đo cường độ ánh sáng
  • Thiết bị đo điện trở cách điện
  • Thiết bị đo điện trở tiếp địa
  • Thiết bị đo điện vạn năng
  • Ampe kìm
  • Máy thủy bình

1.2. Điều kiện kiểm định thang máy gia đình

Quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

  • Thang máy đang ở trạng thái sẵn sàng được kiểm định
  • Có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của thang máy
  • Điều kiện thời tiết, môi trường phù hợp để tiến hành quá trình kiểm định
  • Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn lao động để vận hành thang máy

Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và điều kiện thang máy trước khi tiến hành kiểm định.

Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và điều kiện thang máy trước khi tiến hành kiểm định.

1.3. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng quá trình kiểm định chất lượng thang máy bao gồm:

  • Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, sở hữu thang máy
  • Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan

2. Quy trình 5 bước kiểm định thang máy gia đình

Khi tiến hành kiểm định thang máy, người kiểm định cần thực hiện lần lượt và chính xác các bước kiểm định theo quy định. Người kiểm định chỉ được triển khai bước tiếp theo khi kết quả kiểm định bước trước đã đạt yêu cầu.

Quy trình 5 bước kiểm định thang máy bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy

Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và sở hữu thang máy cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết dưới đây trước khi tiến hành kiểm định thang máy:

  • Lý lịch thang máy: Thông tin chung về thang máy, đặc tính kỹ thuật kỹ thuật (công dụng, tải trọng, vận tốc,…), các bản vẽ kỹ thuật, nhật ký kiểm định, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo trì thang máy.
  • Giấy chứng nhận hợp quy: Thang máy phải được cấp chứng nhận phù hợp với quy chuẩn của tổ chức chứng nhận đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận.
  • Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (đối với kiểm định định kỳ).
  • Hồ sơ bảo trì: Thang máy gia đình phải được bảo trì định kỳ ít nhất 3 tháng một lần và có ghi chép nhật ký bảo trì.
  • Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, cải tạo và biên bản nghiệm thu sau cải tạo (đối với kiểm định thang máy có sự cố bất thường).
  • Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (áp dụng đối với thang máy mới lắp đặt và kiểm định lần đầu).

Kiểm tra lý lịch và hồ sơ thang máy là bước đầu tiên trong quá trình kiểm định thang máy.

Kiểm tra lý lịch và hồ sơ thang máy là bước đầu tiên trong quá trình kiểm định thang máy.

Bước 2: Kiểm định kỹ thuật bên ngoài

Khi kiểm định kỹ thuật bên ngoài của thang máy, người kiểm định cần kiểm tra đầy đủ, đồng bộ thang máy bao gồm:

  • Sự tương quan giữa thực tế và các thông số lắp đặt của nhà chế tạo.
  • Các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
  • Tình trạng kỹ thuật tất cả bộ phận và cụm máy.
  • Vị trí lắp đặt các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy; đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy, các thiết bị giới hạn hành trình của thang máy.
  • Chất lượng khung đối trọng, tình trạng các phiến đối trọng trong khung và khả năng cố định các phiến trong khung.
  • Puli và đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc (Tình trạng khớp quay của giá đỡ đối trọng, bộ phận bảo vệ puli, thiết bị kiểm liên quan tới dây cáp).
  • Môi trường và điều kiện hoạt động của thang máy.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận, chi tiết của thang máy

Nội dung kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật các chi tiết, bộ phận của thang máy bao gồm: 

  • Giếng thang và thiết bị lắp đặt hố thang, môi trường và vệ sinh hố thang, hệ thống ánh sáng và thông gió, hệ thống cửa, độ giảm chấn, không gian lánh nạn, các thông số và kích thước khác của giếng thang.
  • Buồng máy và thiết bị bên trong buồng máy, cửa và lối vào buồng máy, cao trình trong buồng máy, vị trí lắp đặt và khoảng cách giữa các thiết bị vận hành buồng máy, hệ thống chiếu sáng, môi trường buồng máy.
  • Cabin và thiết bị bên trong cabin, kích thước và chiều cao thông thuỷ cabin, tải định mức và diện tích tối đa của cabin, hệ thống cửa, hệ thống chiếu sáng và thông gió, khoảng cách an toàn giữa cabin và các bộ phận liên quan, hệ thống liên lạc khẩn cấp và lối thoát hiểm, thông tin liên lạc và hướng dẫn sử dụng, thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc.
  • Hệ thống điều khiển và bảo vệ quá trình vận hành thang máy.
  • Hệ thống cứu hộ (cứu hộ bằng tay, bằng điện và quy trình cứu hộ).
  • Điện trở cách điện, điện trở nối đất.

Các bộ phận, thiết bị của thang máy cần được kiểm tra đầy đủ, đồng bộ.

Các bộ phận, thiết bị của thang máy cần được kiểm tra đầy đủ, đồng bộ.

Bước 4: Thử vận hành thang máy

Trong bước thử vận hành thang máy, người kiểm định cần tiến hành thử không tải và thử tải động. Cụ thể:

  • Khi thử không tải, cần cho thang máy cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận. Thang máy đạt yêu cầu khi các thiết bị hoạt động theo đúng tính năng được thiết kế và không phát hiện các hiện tượng bất ngờ.
  • Khi thử tải động ở hình thức 100%, 125% tải định mức, chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số. Thang máy đạt yêu cầu kiểm định khi hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu theo quy định.
  • Thử bộ cứu hộ, thiết bị báo động cứu hộ.
  • Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải.
  • Thử bộ giảm chấn, áp suất  và các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy (nếu có).

Thang máy đạt yêu cầu kiểm định khi hoạt động đúng chức năng và yêu cầu về kỹ thuật.

Thang máy đạt yêu cầu kiểm định khi hoạt động đúng chức năng và yêu cầu về kỹ thuật.

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định thang máy, người kiểm định xử lý kết quả kiểm định theo đúng trình tự sau:

  • Lập biên bản.
  • Trình biên bản lên kiểm định viên.
  • Ghi kết quả kiểm định và lý lịch của thang máy.
  • Dán tem kiểm định cho thang máy.
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

3. Kinh nghiệm và lưu ý khi kiểm định thang máy

Khi kiểm định thang máy, bạn cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Thời hạn kiểm định thang máy

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình công cộng là 2 năm một lần. Thời hạn kiểm định định kỳ đối với thang máy lắp đặt ở những công trình khác là 3 năm một lần.

Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy có thời hạn sử dụng trên 15 năm là 1 năm một lần.

Dựa trên tình trạng của thang máy, kiểm định viên có thể quyết định rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn trên cơ sở đã thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy. Lý do rút ngắn thời gian kiểm định cần được ghi vào biên bản kiểm định

3.2. Tổ chức thực hiện kiểm định thang máy

Đối tượng quản lý và sở hữu thang máy nên lựa chọn đơn vị uy tín để kiểm định thang máy để được tư vấn chính xác, hỗ trợ xuyên suốt quá trình hoàn thiện thủ tục và hồ sơ, lý lịch kiểm định. Đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao, sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật tiên tiến đảm bảo đưa ra kết quả kiểm định chính xác nhất.

Dưới đây là một số đơn vị kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy uy tín:

  • Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I/II/III – đơn vị kiểm định Nhà nước trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng
  • Công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật an toàn Việt Nam

3.3. Cách thức đăng ký kiểm định thang máy

Bạn có thể tới trực tiếp văn phòng hoặc liên hệ với đơn vị kiểm định thông qua hotline, gmail hoặc website để được tư vấn, hỗ trợ đăng ký kiểm định thang máy.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình kiểm định thang máy. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan tới vấn đề kiểm định thang máy, bạn hãy liên hệ với Thang máy gia đình Kalea để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​
  • Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
  • Địa chỉ: 
  • Văn phòng tại Thủ đô Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
  • Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức