Quy trình 5 bước thi công vách thang máy tiêu chuẩn 2025

2025/01/17

Thi công vách thang máy thường trải qua 5 bước cơ bản để đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và tối ưu công năng cho công trình. Quy trình thi công vách thang máy có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết kế cụ thể và yêu cầu của từng công trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ các bước cơ bản và những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công vách thang máy.

1. Khảo sát và tính toán kích thước vách thang máy

Việc khảo sát và tính toán kích thước thang máy trước khi lắp đặt là điều cần thiết để:

  • Đảm bảo vách thang máy vừa khít với không gian có sẵn: Một sai sót dù nhỏ trong đo đạc có thể dẫn đến việc lắp đặt không chuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành ổn định của thang máy.
  • Hạn chế lãng phí thời gian và chi phí: Khảo sát cẩn thận giúp bạn tránh tình trạng phải thi công lại, gây tốn kém tài chính và mất thời gian.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho không gian: Thiết kế vách thang máy chuẩn sẽ giúp quá trình hoàn thiện nội thất thang máy gọn gàng, an toàn và phù hợp với kiến trúc tổng thể:

Ở bước khảo sát này, nếu bạn lựa chọn thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc (như thang máy Kalea), quá trình đo đạc và tính toán sẽ giảm bớt sai sót. Bởi mỗi chiếc thang máy nhập khẩu được đặt hàng và sản xuất vừa vặn với đúng với kích thước công trình thực tế tại nhà máy chính hãng, hạn chế đáng kể việc phải sửa chữa hay đập phá cấu trúc nhà.

Nếu bạn chọn thang máy nhập khẩu thì chất lượng công trình sau khi thi công sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn
Nếu bạn chọn thang máy nhập khẩu thì chất lượng công trình sau khi thi công sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn

Tại bước này, đơn vị thi công thang máy sẽ: 

  • Đo đạc chi tiết: Kiểm tra kích thước hố thang, chiều cao tầng, khoảng cách giữa các tầng, hành lang kỹ thuật,…
  • Xác định vị trí cửa tầng: Tính toán vị trí chính xác cho cửa tầng và các điểm kỹ thuật liên quan (điểm dừng, chiều mở cửa…).
  • Vẽ bản thiết kế chi tiết: Sau khi tập hợp đủ dữ liệu, đơn vị thi công sẽ lập bản vẽ, thể hiện rõ thông số và vị trí vách thang máy.

Gia chủ cần: 

  • Cung cấp thông tin và nhu cầu sử dụng: Gồm số tầng, tải trọng mong muốn, phong cách kiến trúc, thẩm mỹ…
  • Phối hợp với đơn vị thi công: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo đạc như dọn dẹp khu vực khảo sát, hỗ trợ nhân viên kỹ thuật tiếp cận các góc khó trong ngôi nhà.

2. Tư vấn thiết kế vách thang máy phù hợp

Sau khi đo đạc xong, đơn vị lắp đặt sẽ tư vấn thiết kế vách thang máy phù hợp. Vách thang máy là yếu tố quyết định thẩm mỹ tổng thể của thang máy, do đó, gia chủ sẽ được tư vấn kỹ càng về màu sắc và các tuỳ chọn chất liệu khác để lựa chọn được thiết kế hòa hợp với không gian nội thất, nâng tầm giá trị công trình.

Cụ thể, đơn vị lắp đặt sẽ:

  • Đưa ra phương án thiết kế: Dựa trên kích thước, phong cách nội thất (cổ điển, hiện đại…) và sở thích gia chủ.
  • Chọn kiểu vách: Vách kính, vách thép sơn tĩnh điện, vách ốp gỗ hoặc kết hợp nhiều vật liệu để tạo điểm nhấn.
  • Dựng bản vẽ 3D: Một số đơn vị cung cấp bản phối cảnh 3D, giúp gia chủ dễ hình dung hình dáng và màu sắc vách thang máy sau khi hoàn thiện.
Đơn vị thi công có thể gửi bản vẽ 3D để gia chủ dễ dàng hình dung về thiết kế vách thang máy sau khi lắp đặt
Đơn vị thi công có thể gửi bản vẽ 3D để gia chủ dễ dàng hình dung về thiết kế vách thang máy sau khi lắp đặt

3. Lựa chọn vật liệu và thiết kế

Ở bước này, gia chủ hãy cân nhắc phong cách thiết kế mong muốn, thống nhất với đơn vị thiết kế về màu sắc, chất liệu, họa tiết… Vật liệu chất lượng kém có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính an toàn của thang máy. Tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng, tần suất di chuyển và đặc điểm các thành viên trong gia đình… mà gia chủ nên chọn loại vật liệu phù hợp.

Ở bước này, gia chủ cần phối hợp với đơn vị lắp đặt để:

  • Chọn vật liệu (kính cường lực, thép không gỉ, inox, nhôm, gỗ ốp…) phù hợp với yêu cầu.
  • Kiểm định chất lượng, đảm bảo vật liệu được chọn đạt các tiêu chuẩn về an toàn, chống cháy, chịu lực…
  • Thống nhất phong cách, hoa văn, màu sắc cho thang máy.

4. Thi công kỹ thuật cho vách thang máy

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công vách thang máy, đòi hỏi tay nghề cao để vách thang máy được lắp đúng, đẹp và bền. Nếu thi công sai quy trình, vách có thể bị lỏng, rung lắc gây tiếng ồn hoặc mất an toàn khi sử dụng.

Cụ thể đơn vị lắp đặt sẽ: 

  • Cắt, gia công vật liệu: Theo kích thước đã được xác định, các tấm vách được cắt và gia công chi tiết (khoan lỗ, mài nhẵn, sơn phủ…).
  • Lắp dựng khung xương: Nếu vách có khung xương, kỹ thuật viên tiến hành dựng khung và kiểm tra độ chắc chắn.
  • Lắp đặt vách: Lắp từng tấm vách vào khung, canh chỉnh độ phẳng, kín khít và cố định bằng bu-lông hoặc ốc vít chuyên dụng.
  • Chèn các linh kiện phụ trợ: Gioăng cao su chống rung, cách âm, chống khói… (nếu có)

Lưu ý: Mỗi đơn vị sẽ có quy trình thi công kỹ thuật khác nhau. Tại Kalea, vách thang đã được sản xuất và gửi đầy đủ cùng kiện hàng về Việt Nam theo đúng lựa chọn của khách hàng. Kalea tiến hành lắp đặt hoàn thiện cùng khi lắp thang với quy trình lắp đặt nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đảm bảo chất lượng chính hãng cho khách hàng. 

Ở bước này, gia chủ sẽ kiểm tra xem quá trình lắp đặt có đúng lịch hẹn, đúng bản vẽ thiết kế không. Cùng với đó là hỗ trợ đội thi công dọn dẹp khu vực lắp đặt, đảm bảo không gian đủ rộng để kỹ thuật viên vận chuyển, lắp ghép.

Quá trình lắp đặt vách thang cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng hoàn toàn đến sự an toàn, ổn định và độ bền của thang
Quá trình lắp đặt vách thang cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng hoàn toàn đến sự an toàn, ổn định và độ bền của thang

5. Kiểm tra và nghiệm thu

Giai đoạn kiểm tra giúp phát hiện kịp thời sai sót kỹ thuật nếu có, đảm bảo chất lượng sau khi hoàn thiện. Đơn vị thực hiện cần xác nhận vách đã đạt chuẩn, đảm bảo thang vận hành êm ái, đảm bảo an toàn.

Cụ thể, đơn vị lắp đặt sẽ:

  • Kiểm tra độ bền vách: Dùng các thiết bị đo chuyên dụng để kiểm tra độ rung lắc, khe hở, độ kín khít.
  • Kiểm tra vận hành thực tế: Cho thang máy chạy thử ở nhiều tốc độ, dừng tầng khác nhau để đảm bảo hệ thống vách không bị cọ xát, gây tiếng ồn hoặc rung động.
  • Hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu: Lập biên bản, bàn giao lại cho gia chủ.

Ở bước này, gia chủ sẽ xem xét kỹ lưỡng bề mặt vách (vết trầy xước, độ phẳng), cảm nhận độ êm ái của thang máy khi thang di chuyển. Sau khi xác nhận mọi thứ đạt chuẩn, gia chủ ký nghiệm thu và tiếp nhận hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng từ kỹ thuật viên.

Trên đây là 5 bước căn bản trong quy trình thi công vách thang máy tiêu chuẩn 2025. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và độ bền của thang máy. Nếu còn băn khoăn, hãy liên hệ với Kalea để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ:  

Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ:

  • Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
  • Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
  • Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức