Có nên lắp thang máy giữa thang bộ không? 4 gợi ý lắp đặt lý tưởng

2022/04/28

Nhiều gia đình hiện nay mong muốn lắp thang máy giữa thang bộ, đặc biệt là khi gia đình có diện tích hạn chế, không có nhiều khoảng trống để lắp đặt thang máy. Nhưng phương án bố trí này có những ưu nhược điểm gì, kiểu nhà nào nên và không nên lắp đặt? Hãy cùng tìm hiểu từ A – Z trong bài viết dưới đây.

1. Ưu nhược điểm của lắp thang máy giữa thang bộ

Việc lắp đặt thang máy giữa thang bộ có cả ưu và nhược điểm, do đó, không phải gia đình nào cũng nên lắp đặt thang máy theo phương án này.

1.1. Ưu điểm

Có X ưu điểm khiến phương án lắp đặt thang máy giữa thang bộ rất được người dùng ưa chuộng. Cụ thể:

  • Tiết kiệm diện tích tốt: Vì tận dụng khoảng không sẵn có trong nhà mà không phải mở rộng, cơi nới bất cứ phần nào hết.
  • Ít phải thay đổi cấu trúc của căn nhà: Với phương án này, bạn ít phải cải tạo, thay đổi cấu trúc sẵn có của căn nhà nên cũng sẽ tránh làm ảnh hưởng đến các yếu tố về phong thủy. Do đó, phương án này khá phù hợp với kiểu nhà cải tạo.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà nếu chọn dòng thang phù hợp: Lắp thang máy giữa thang bộ còn góp phần tăng tính thẩm mỹ và nâng tầm giá trị cho ngôi nhà, nếu bạn lựa chọn sử dụng dòng thang máy hiện đại, tính thẩm mỹ cao.

Tiết kiệm diện tích

Lắp thang máy giữa thang bộ là phương án tiết kiệm diện tích tối đa.

1.2. Nhược điểm

Có 3 nhược điểm lớn nhất của phương án lắp đặt này:

  • Dễ khiến căn nhà bí bách hơn: Cách lắp đặt này sẽ làm mất khoảng giếng trời, ngăn nguồn ánh sáng tự nhiên tràn vào dẫn tới tình trạng tối và bí nhà. Có thể khắc phục bằng việc lựa chọn những loại thang máy vách kính, vừa giữ được ánh sáng vừa làm không gian thêm rộng thoáng.
  • Có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Nếu lắp đặt thang máy liên doanh, ít nhiều các mẫu thang này có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của căn nhà. Đặc biệt là thang máy liên doanh đến từ những thương hiệu kém uy tín, chất lượng thấp, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho gia đình bạn.
  • Không phù hợp với tất cả loại thang máy: Một nhược điểm nữa là khoảng trống giữa thang bộ chỉ có giới hạn, diện tích nhỏ nên không phải dòng thang nào cũng lắp được. Chỉ có các dòng thang được thiết kế nhỏ gọn, kích cỡ phù hợp thì mới có thể bố trí theo phương án này.

Khoảng trống cầu thang bộ

Khoảng trống giữa lòng thang bộ có giới hạn nên chỉ một số dòng thang máy nhỏ gọn mới có thể đáp ứng được.

Với những ưu nhược điểm kể trên, cách lắp thang máy giữa lòng thang bộ hợp với các kiểu công trình nhà phố, nhà cải tạo. Đặc biệt, nếu nhà bạn là công trình cải tạo thêm để lắp đặt thang máy thì nên lựa chọn phương án lắp thang máy ở giữa thang bộ, và tốt nhất hố thang nên được thiết kế bằng khung thép.

Có thể bạn quan tâm: Kích thước thang máy gia đình nhỏ nhất nên biết trước khi lắp đặt

2. So sánh lắp thang máy giữa thang bộ với các vị trí khác

Dưới đây là bảng tổng kết ưu, nhược điểm của 4 vị trí lắp đặt thang máy phổ biến khác ngoài phương án lắp thang máy giữa thang bộ. Mỗi phương án đều mang đến những lợi ích riêng và phù hợp với kiểu công trình riêng, bạn có thể tự mình tham khảo.

2.1. Phương án lắp thang máy đối diện với cầu thang bộ

Phương án lắp đặt thang máy đối diện với cầu thang bộ phù hợp nhất với kiểu nhà ống, nhà mới xây dựng vì những ưu điểm, nhược điểm như:

Vị trí lắp đặtƯu điểmNhược điểmCách khắc phục
Thang máy được lắp đối diện với cầu thang bộ.
  • Tính thẩm mỹ cao, không ảnh hưởng đến nguồn sáng tự nhiên của căn nhà.
  • Khả năng lưu thông không khí tốt, giúp cho thang bộ thông thoáng.
  • Lắp đặt dễ dàng.
Đòi hỏi không gian công trình rộng rãi.Chỉ nên lắp đặt ở những kiểu nhà rộng rãi hay biệt thự, có hành lang thoáng đãng.

Thang máy đối diện với thang bộ

Lắp đặt thang máy đối diện với thang bộ

2.2. Phương án lắp thang máy bên cạnh thang bộ

Vị trí lắp đặtƯu điểmNhược điểmCách khắc phục
Thang máy được lắp ở ngay bên cạnh thang bộ.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho cầu thang bộ.
  • Khả năng lưu thông không khí tốt, không ảnh hưởng đến nguồn sáng tự nhiên của căn nhà do vẫn giữ lại giếng trời.
  • Giúp các phòng trong nhà đều có thể sử dụng thang máy thuận tiện.
  • Lắp đặt dễ dàng.
  • Có thể sẽ yêu cầu thu hẹp thang bộ.
  • Do thang được bố trí ở góc nhà nên đôi khi không thể làm được 4 mặt kính. Thay vào đó chỉ có thể thiết kế 3, 2 hoặc 1 mặt kính.
Đo đạc kích thước và cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định lắp đặt, đảm bảo đủ không gian cho cả thang máy và thang bộ.

Lắp đặt thang máy

Phương án lắp đặt thang máy cạnh thang bộ

2.3. Phương án lắp thang máy ngoài trời

Vị trí lắp đặtƯu điểmNhược điểmCách khắc phục
Thang máy được lắp ở bên ngoài cấu trúc căn nhà.
  • Tính thẩm mỹ cao nếu lựa chọn những mẫu thang máy sang trọng tô điểm cho không gian bên ngoài.
  • Khả năng lưu thông không khí tốt, không ảnh hưởng đến nguồn sáng tự nhiên bên trong nhà.
  • Lắp đặt dễ dàng.
  • Tính tiện lợi không cao do từ các phòng trong nhà, muốn dùng thang máy thì phải đi ra ngoài.
  • Cần các loại thang có chất lượng tốt vì tiếp xúc với nắng mưa hàng ngày.
Chỉ nên lắp trong kiểu nhà biệt thự, nhà rộng có sân vườn và nên chọn vị trí thuận tiện nhất cho các phòng.

Chi tiết: Thang máy gia đình ngoài trời – 6 thông tin quan trọng nhất
Lắp đặt thang máy ngoài trời

Phương án lắp đặt thang máy ngoài trời

2.4. Phương án lắp thang máy trong góc nhà

Vị trí lắp đặtƯu điểmNhược điểmCách khắc phục
Thang máy được lắp ở một trong số các góc của căn nhà, sát cạnh tường.
  • Tiết kiệm không gian khá tốt.
  • Khả năng lưu thông không khí tốt, không ảnh hưởng đến nguồn sáng tự nhiên bên trong nhà.
  • Giữ cho phần mặt tiền rộng rãi, có thể thực hiện nhiều hoạt động như kinh doanh, mở văn phòng, v.v…
  • Không phát huy được tối đa tính thẩm mỹ của thang máy.
  • Việc lắp đặt có thể gặp khó khăn do vị trí không thuận tiện.
Các gia đình có kinh doanh tại nhà hoặc sử dụng mặt tiền làm văn phòng nên cân nhắc phương án này.

Thang máy hợp phong cách căn phòng

Phương án lắp đặt thang máy trong góc nhà

Lời khuyên cho gia chủ: Nếu xây dựng nhà mới thì có thể thoải mái chọn các phương án lắp đặt như cạnh thang bộ, trong thang máy,… Còn nếu bạn lắp đặt thang máy cho biệt thự, nhà phố có không gian rộng, thoáng đãng và bạn có thể đầu tư chi phí lắp đặt lớn thì lắp thang máy đối diện với cầu thang bộ là phương án tốt hơn.

3. Lưu ý khi lắp đặt thang máy giữa thang bộ

6 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn lắp đặt được thang máy phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình mình:

1 – Đo đạc kỹ diện tích cầu thang bộ để nhận được tư vấn chính xác nhất: Đối với bất kỳ phương án lắp đặt nào, trước khi quyết định, bạn cần phải đo đạc kỹ diện tích cầu thang bộ để nhận được tư vấn chính xác nhất.

2 – Cần đảm bảo dễ dàng di chuyển, lưu thông, đi lại thuận tiện: Tuyệt đối tránh trường hợp bố trí, kết hợp thang gây khó khăn cho việc di chuyển, bởi lẽ việc này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn và có thể sẽ tạo ra những bất tiện, khó chịu riêng.

3 – Lưu ý yếu tố phong thủy: Đặc biệt, gia chủ cần lưu ý đến yếu tố phong thủy, nếu việc bổ sung thang máy làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà và cản trở các yếu tố phong thủy tốt lành thì nên cân nhắc lại. Bạn cũng có thể tham khảo về “phong thuỷ thang máy gia đình” trước khi lắp đặt nhé!

Thang máy thương hiệu Kalea

Lưu ý đến yếu tố phong thuỷ của căn nhà

4 – Cần đảm bảo sự hài hòa với không gian, kiến trúc tổng thể của ngôi nhà: Bạn cũng nên cân đối giữa khả năng tối ưu không gian và hiệu năng sử dụng thang cho phù hợp nhất, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của gia đình mình. Ví dụ, nếu trong nhà bạn có người bị bệnh xương khớp hoặc vấn đề gì đó ảnh hưởng đến khả năng đi lại, khi đó nên ưu tiên hiệu năng sử dụng thang trước, bố trí thang ở chỗ thuận tiện di chuyển nhất và có thể chấp nhận thu hẹp không gian căn nhà một chút. Ngược lại nếu sự rộng rãi, thông thoáng mới là ưu tiên của gia đình bạn thì bạn không nên lựa chọn những phương án cần nhiều không gian lắp đặt như lắp thang máy bên cạnh hoặc đối diện cầu thang bộ.

5 – Ưu tiên sử dụng thang máy nhập khẩu: Ngoài ra, bạn nên ưu tiên sử dụng thang máy nhập khẩu vì loại thang này sở hữu thiết kế đẹp, đẳng cấp, lắp trong ngôi nhà sẽ góp phần tăng tính thẩm mỹ, đem đến nét sang trọng, hiện đại cho gia đình bạn.

6 – Nhờ đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp: Cuối cùng, bạn nên nhờ đến các đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp, uy tín để được trải nghiệm dịch vụ tận tâm nhất cũng như sản phẩm chất lượng hàng đầu trên thị trường, thay vì lựa chọn các đơn vị không đảm bảo.

4. 5 mẫu thang máy lắp đặt giữa thang bộ đẹp nhất

Dưới đây, mời bạn tham khảo 10 mẫu thang máy được lắp đặt giữa lòng thang bộ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo hiệu quả vận hành tốt.

Thang máy Kosmos K90

Mẫu thang máy Kosmos K90 màu trắng của Kalea được lắp đặt hợp lý giữa cầu thang bộ.

Thang máy có vách kính

Thiết kế vách kính trong suốt sẽ góp phần giúp căn nhà giữ được nguồn sáng tự nhiên.

Thang máy cạnh thang bộ

Đây cũng là vị trí rất thuận lợi, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà vẫn không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.

Kalea Kosmos K60

Có thể thấy ở mẫu thang Kalea Kosmos K60 này, màu sắc và chất liệu tinh tế của thang máy rất hòa hợp với thang bộ lát đá cùng tay vịn uốn lượn đẹp mắt.

Thang máy giữa thang bộ

Đối với những căn nhà có diện tích hạn chế thì lắp đặt thang máy giữa thang bộ sẽ giúp tiết kiệm kha khá không gian.

5. Đơn vị lắp thang máy giữa thang bộ uy tín hàng đầu

Có thể nói trong số rất nhiều đơn vị cung cấp và lắp đặt thang máy trong – ngoài nước hiện nay, Kalea Thụy Điển là một cái tên rất được ưa chuộng. Bởi lẽ thang máy của Kalea đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng, hậu mãi chuyên nghiệp với nhiều chính sách có lợi, khiến cho bất cứ ai từng lựa chọn Kalea đều cảm thấy hài lòng.

Dòng thang máy gia đình của Kalea sở hữu nét đẹp theo phong cách Scandinavian vượt thời gian, nếu lắp trong nhà sẽ góp phần nâng tầm không gian gia đình bạn. Đặc biệt, thiết kế vách kính sẽ giúp cho việc lắp đặt thang máy giữa thang bộ không còn cản trở nguồn sáng tự nhiên, tạo cảm giác thông thoáng, rộng rãi cho căn nhà.

Thiết kế thang máy Kalea vô cùng nhỏ gọn, tối ưu không gian, phù hợp để lắp trong lòng thang bộ. Bên cạnh đó, mọi dòng thang Kalea đều yêu cầu hố pít rất nông hoặc không cần đào hố pít, vì vậy tránh ảnh hưởng đến cấu trúc công trình.

Thương hiệu Kalea

Lựa chọn thang máy Kalea để có được trải nghiệm di chuyển suôn sẻ và hài lòng nhất.

Diện tích thông thuỷ mà thang máy Kalea yêu cầu cũng rất nhỏ, cùng với đặc trưng không phòng máy nên gia chủ không cần lo lắng về vấn đề diện tích, không gian lắp đặt. Dù nhà bạn có nhỏ hẹp thì thang máy Kalea vẫn có thể đáp ứng hoàn hảo.

Ngoài ra, đội ngũ Kalea cung cấp quy trình lắp đặt chuyên nghiệp, bài bản cùng chế độ bảo hành dài hạn, bảo trì và bảo dưỡng định kỳ bởi những người thợ tay nghề cao và tận tâm bậc nhất trên thị trường ngày nay. Cũng không quá đáng khi nói Kalea là giải pháp thang máy hoàn hảo dành cho các gia đình thế kỷ 21!

Lắp thang máy giữa thang bộ hay còn gọi là phương án bố trí thang bộ ôm thang máy, hiện đang rất phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên, phương án này yêu cầu gia chủ phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định và cần đến đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp để xử lý. Nếu bạn mong muốn biết thêm bất cứ thông tin gì về phương án lắp đặt thang máy này, hãy liên hệ ngay với Kalea qua:

Hoặc trực tiếp tới thăm các địa chỉ văn phòng, showroom để tận mắt trải nghiệm thang máy tại:

  • Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • Văn phòng tại miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, Khu đô thị SaLa, phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức