Quy trình lắp đặt thang máy chuẩn kỹ thuật viên 2023
Nếu bạn đang cân nhắc lắp đặt thang máy cho gia đình của mình thì không thể bỏ qua bài viết này. Với Quy trình 9 bước lắp đặt thang máy chuẩn kỹ thuật viên 2023, gia chủ sẽ hiểu thêm về quá trình thi công thang máy và những lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
1. Chuẩn bị trước khi lắp đặt thang máy
Trước khi thi công, gia chủ cần tìm hiểu kỹ về bản vẽ, lựa chọn khu vực lắp đặt thang máy cũng như trang thiết bị để thực hiện.
1.1. Tìm hiểu kỹ bản vẽ
Việc liên hệ với đơn vị lắp đặt thang máy chuyên nghiệp để nhận tư vấn bản vẽ kỹ thuật là điều cực kỳ quan trọng. Các đơn vị này với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cùng đội ngũ chuyên gia sẽ giúp gia chủ giải đáp chi tiết, đầy đủ các thắc mắc liên quan tới quá trình thi công. Hơn thế nữa là giảm thiểu những sai sót không đáng có và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng.
Để đảm bảo quá trình lắp đặt thang máy diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao, việc hợp tác với đơn vị lắp đặt thang máy để nhận tư vấn về bản vẽ là điều vô cùng cần thiết.
1.2. Chuẩn bị không gian lắp đặt phù hợp với yêu cầu thang máy
Trong khi những ngôi nhà mới có thể được thiết kế để lắp đặt thang máy từ đầu, thì với những ngôi nhà đã xây, gia chủ cần phải xác định được vị trí lắp đặt hoặc các phương án cải tạo không gian và điều chỉnh phù hợp với yêu cầu lắp đặt thang máy. Điều này bao gồm kích thước chiều ngang – rộng – cao, yêu cầu độ bền và khả năng chịu tải của các kết cấu hỗ trợ.
Lời khuyên tốt nhất dành cho gia chủ vẫn là liên hệ với đơn vị thi công đến tận nơi để khảo sát, đo đạc và tư vấn phương án phù hợp để lắp đặt thang máy. Việc này sẽ giúp đảm bảo không gian được sử dụng một cách hiệu quả nhất, thiết bị được lắp đặt đúng cách và đảm bảo an toàn.
Gia chủ có thể liên hệ với đơn vị lắp đặt thang máy đến tận nhà để xem xét không gian và tham khảo giải pháp lắp thang máy tốt nhất.
1.3. Chuẩn bị không gian phù hợp để đựng vật tư lắp đặt thang máy
Quá trình lắp đặt thang máy có thể kéo dài tới vài tuần liên tục, vì vậy gia chỉ cần dành thêm khu vực để đội ngũ thi công lưu trữ trang thiết bị và vật tư phục vụ quá trình thi công. Không gian này nên rộng rãi với nhiệt độ mát tránh ảnh hưởng tới chất lượng vật tư, và đặc biệt là gần với nơi lắp đặt thang máy để tiện cho việc vận chuyển sử dụng,
Khu vực dưới chân cầu thang có thể được tận dụng để đặt trang thiết bị lắp đặt thang máy.
2. Quy trình 9 bước lắp đặt thang máy
Sau khi đã chuẩn bị được không gian và chọn thang máy phù hợp, đơn vị lắp đặt thang máy sẽ tới công trình và thi công theo quy trình 9 bước sau.
Bước 1. Kiểm tra chất lượng linh kiện và vật tư thiết bị
Gia chủ cùng với đội ngũ thực hiện kiểm tra số lượng và chất lượng các linh kiện, bộ phận điện tử của thang máy cũng như trang thiết bị hỗ trợ thi công. Bước này cũng cần có biên bản bàn giao và ghi lại đầy đủ thông tin.
Đơn vị thi công chuyện nghiệp sẽ thực hiện kiểm tra và bàn giao linh kiện, thiết bị thang máy đầy đủ với khách hàng.
Bước 2. Dán cảnh báo các tầng, lắp dàn giáo hoặc lưới an toàn, chuyển các thiết bị vào hố thang máy
Các thiết bị, vật liệu như Ray cabin, ray đối trọng, máy kéo, khung, tủ điện,… sẽ được vận chuyển vào khu vực thi công để bắt đầu lắp ráp.
Công tác đảm bảo an toàn thi công được thực hiện.
Bước 3. Tiến hành lắp sàn thao tác hoặc lưới an toàn để đảm bảo an toàn
Khi lắp sàn thao tác, các kỹ sư cần đảm bảo lắp chuẩn quy định an toàn về điện và kết cấu của sàn thang:
- Lắp đặt sàn chuẩn trên cùng ở tầng cao nhất (bên dưới sàn phòng máy).
- Lắp sàn chuẩn bên dưới ở hố thang.
Các ray thang máy sẽ được lắp đặt đầu tiên.
Bước 4. Lắp và cố định ray dẫn hướng của thang máy
Tiếp đó các ray dẫn hướng thang máy sẽ được lắp đặt theo tiêu chuẩn từ dưới lên trên và cố định lại chắc chắn, an toàn. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng pa lăng điện để kéo các dây dẫn hướng vào đúng vị trí.
Bước 5. Lắp phòng máy gồm: Máy kéo, tủ điện, tôn che phòng máy
Kỹ thuật viên sẽ dùng palăng để đưa động cơ, tủ điều khiển, cáp tải tải, tôn che lên phòng máy và lắp đặt chuẩn theo bản thiết kế. Sau khi lắp xong sẽ cài đặt các thông số cho tủ điều khiển hoạt động chuẩn kỹ thuật.
Bước 6. Lắp đối trọng, lắp cabin, lắp cáp tải để liên kết giữa khung đối trọng và cabin.
Đối trọng giúp cabin hoạt động ổn định theo cả hai chiều lên và xuống trong 2 chế độ có tải và không tải. Khi lắp đối trọng cần chú ý thao tác đúng kỹ thuật, đảm bảo đối trọng có thể chuyển động đồng phẳng với cabin nhưng theo chiều ngược lại.
Lần lượt các bộ phận tiếp theo của thang máy sẽ được lắp ráp theo quy trình của nhà sản xuất.
Bước 7. Hoàn thiện phần vách/giếng thang
- Dựng phần vách (bằng chất liệu thép hoặc kính) của thang máy;
- Lắp cửa tầng và kết hợp với đội xây dựng để xây vách ngăn cửa tầng, định vị bảng điều khiển cố định;
- Lắp cửa cabin, nóc cabin và vách.
Đơn vị thi công sẽ vệ sinh toàn bộ phần hố thang máy sau đó tiến hành lắp các linh kiện vào. Sau đó đưa thang máy lên để kiểm tra các thông số kỹ thuật và cân bằng tải.
Thang máy sẽ được đưa vào kiểm tra để đảm bảo các linh kiện, thiết bị trước đó đã lắp đặt đúng theo thông số kỹ thuật.
Bước 8. Lắp hệ thống điện và kiểm tra lại
Tại bước này, đội ngũ chịu trách nhiệm về phần điện sẽ tiến hành lắp dây điện, bảng điện, bảng điều khiển và chạy thử thang máy với tốc độ chậm với tải trọng từ không tới tối đa. Tiếp đó là quan sát và điều chỉnh thang máy hoạt động thử trong 10 ngày.
Hệ thống điện được hoàn thiện và bắt đầu thời gian chạy thử thang máy.
Bước 9: Chạy tự động và kiểm định thang máy
Thang máy sẽ được kiểm tra chất lượng tổng thể lần cuối bởi chuyên gia thang máy đảm bảo quá trình hoạt động tốt, trơn tru và an toàn rồi mới bàn giao cho khách hàng. Quy trình này được báo trước cho gia chủ ít nhất 3 ngày và thành lập văn bản chi tiết có sự xác nhận từ hai bên.
Đơn vị phụ trách thi công cũng đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin về hướng dẫn sử dụng, phương án xử lý các sự cố, quy trình cứu hộ khẩn cấp tới khách hàng.
Quy trình lắp đặt hoàn tất, đơn vị thi công bàn giao lại thang máy cho gia chủ.
3. Lưu ý khi lắp đặt thang máy
Gia chủ cần chú ý một số điều sau đây để quy trình lắp đặt thang máy được diễn ra thuận lợi nhất:
- Lựa chọn đơn vị lắp đặt uy tín: Gia chủ có thể tham khảo và tư vấn nhiều đơn vị thực hiện khác nhau để có sự so sánh và đánh giá đúng nhất về chất lượng thực hiện. Bạn nên ưu tiên các thương hiệu lâu năm trong ngành cùng thông tin tư vấn rõ ràng để hợp tác.
- Đảm bảo an toàn: Trẻ em, người già,… trong gia đình cũng cần được đưa xa khỏi khu vực thi công để tránh những rủi ro không đáng có, đặc biệt cần thông báo với mọi thành viên để ý cảnh báo an toàn thi công và phối hợp tốt với đơn vị thực hiện.
Trên đây là 9 bước lắp đặt thang máy tiêu chuẩn cập nhật năm 2023 để gia chủ có cái nhìn toàn cảnh hơn về quy trình lắp đặt, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho vấn đề này. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy liên hệ với Kalea để được hỗ trợ nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
- Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Thủ đô Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
- Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức