Quy trình cứu hộ thang máy chuẩn – an toàn dành cho thang máy gia đình

2024/10/11

Phải làm sao nếu thang máy gia đình đột ngột dừng hoạt động hoặc gặp sự cố bất ngờ? Quy trình cứu hộ thang máy như thế nào để đảm bảo an toàn cho người bên trong? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về quy trình cứu hộ thang máy đúng chuẩn, đảm bảo 3 yếu tố: An toàn cho bạn, bền bỉ cho thang máy và tiết kiệm chi phí cứu hộ!

1. Vai trò của cứu hộ thang máy đúng kỹ thuật

Cứu hộ thang máy đúng kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, độ bền cho thang máy và tối ưu chi phí sửa chữa. Cụ thể:

  • An toàn cho người bên trong thang: Khi xảy ra sự cố, việc giải thoát người bị kẹt bên trong thang một cách an toàn và nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu. Việc cứu hộ chuyên nghiệp sẽ đảm bảo người bị kẹt không bị thương trong quá trình di chuyển hoặc do các tác động bên ngoài.
  • Đảm bảo độ bền cho thang máy: Thực hiện cứu hộ đúng cách sẽ giúp thang máy tránh khỏi những tác động vật lý không mong muốn, duy trì hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
  • Tối ưu chi phí cứu hộ: Quy trình cứu hộ chuẩn giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng và tránh các chi phí phát sinh do việc cứu hộ sai cách.
Quy trình cứu hộ thang máy gia đình chuẩn giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng do việc cứu hộ sai cách
Quy trình cứu hộ thang máy gia đình chuẩn giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng do việc cứu hộ sai cách

2. Quy trình tự cứu hộ thang máy an toàn

Ngay sau khi phát hiện sự cố, bạn cần tuân thủ quy trình tự cứu hộ sau để đảm bảo an toàn:

  • Bước 1: Giữ bình tĩnh: Trước tiên, bạn cần giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo lượng oxy trong thang máy. Hãy thông báo tình hình cho các thành viên khác trong gia đình biết và nhấn nút báo động trong thang máy (nếu có). Đồng thời, bạn hãy gọi điện cho đơn vị bảo trì hoặc số điện thoại khẩn cấp để thông báo và nhờ hỗ trợ.
  • Bước 2: Kiểm tra xung quanh: Một số thang máy có nút dừng khẩn cấp để tạm dừng hoạt động của thang. Bạn có thể tìm kiếm và kích hoạt nút này. Ngoài ra, nếu thang máy có khe hở đủ lớn, bạn có thể sử dụng các vật dụng nhỏ bên trong để kích hoạt các cơ chế mở cửa khẩn cấp (nếu có) nhưng cần cẩn thận để tránh bị thương.
  • Bước 3: Gọi điện thoại cứu hộ: Tiếp theo, bạn liên hệ với đơn vị bảo trì hoặc số điện thoại khẩn cấp được ghi trên bảng thông tin trong thang máy. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí của bạn, số người mắc kẹt và tình hình cụ thể của thang máy để kỹ thuật viên hiểu rõ tình hình và chuẩn bị vật dụng cứu hộ phù hợp.
  • Bước 4: Chờ đợi đội kỹ thuật chuyên nghiệp: Trong thời gian chờ đợi đội kỹ thuật, bạn hãy giữ liên lạc với người bên ngoài qua điện thoại hoặc hệ thống liên lạc trong thang máy. Tránh tự ý mở cửa cabin hoặc tự tìm cách tác động vào thang máy nếu không được hướng dẫn vì có thể gây nguy hiểm cho bạn và khiến quá trình cứu hộ khó khăn hơn.

Lưu ý: Nếu bạn ở bên ngoài thang máy thì cần tìm cách để giữ bình tĩnh cho người bên trong thang và nhanh chóng liên hệ đội cứu hộ (kỹ thuật viên) hỗ trợ.

Hãy chờ đợi đội kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được cứu hộ đúng cách
Hãy chờ đợi đội kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được cứu hộ đúng cách

3. Lưu ý khi tự cứu hộ thang máy

Trong quá trình tự cứu hộ thang máy, bạn cần lưu ý 3 thông tin sau để đảm bảo an toàn:

  • Không hoảng loạn: Tinh thần bình tĩnh giúp bạn đánh giá chính xác tình huống và đưa ra những quyết định sáng suốt, hạn chế được các hành động sai lầm khi xảy ra sự cố.
  • Không tự ý tác động vật lý lên thang máy: Đập phá hoặc cố gắng tác động lên các bộ phận thang máy có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn, làm hư hại thiết bị và gây nguy hiểm cho bản thân.
  • Tuân thủ hướng dẫn của đội cứu hộ: Các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm dày dặn trong công tác cứu hộ. Vì vậy, để đảm bảo quá trình cứu hộ diễn ra an toàn, hiệu quả thì khi đội cứu hộ liên lạc, bạn cần lắng nghe và thực hiện đúng theo chỉ dẫn.
Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của đội cứu hộ để đảm bảo cứu hộ nhanh chóng, hiệu quả 
Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của đội cứu hộ để đảm bảo cứu hộ nhanh chóng, hiệu quả

4. Quy trình cứu hộ thang máy của đội cứu hộ chuyên nghiệp

Đội cứu hộ thang máy sẽ thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ chặt chẽ quy trình cứu hộ thang máy chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn tối đa cho người bị kẹt và thiết bị:

Bước 1 – Nhận thông báo: Đội cứu hộ nhận được thông tin từ người bên trong thang máy hoặc hệ thống cảnh báo tự động về sự cố xảy ra.

Bước 2 – Xác minh thông tin: Xác nhận lại vị trí, số người bị kẹt, tình trạng sức khỏe của người mắc kẹt trong thang và tình trạng thang máy để chuẩn bị các phương án cứu hộ.

Bước 3 – Trấn an tinh thần: Liên lạc với người bên trong thang để trấn an tinh thần, đồng thời cung cấp thông tin về quy trình cứu hộ để người mắc kẹt yên tâm.

Bước 4 – Xác định vị trí cabin: Đội cứu hộ xác định vị trí cabin so với sàn tầng để chọn phương án cứu hộ thích hợp nhất.

Bước 5 – Chọn phương án cứu hộ: Dựa trên tình trạng thực tế của thang máy, đội cứu hộ có thể:

  • Mở cửa cabin trực tiếp nếu cabin ở gần sàn tầng.
  • Di chuyển cabin bằng tay nếu cabin bị kẹt giữa các tầng.
  • Sử dụng thiết bị cứu hộ chuyên dụng khi gặp các tình huống phức tạp.

Bước 6 – Thực hiện cứu hộ: Sau khi xác định phương án tối ưu, đội cứu hộ sẽ mở cửa cabin, di chuyển cabin hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng để đưa người ra ngoài.

Bước 7 – Kiểm tra và khắc phục sự cố: Sau khi cứu hộ thành công, đội kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống thang máy để khắc phục sự cố, đảm bảo thang máy hoạt động bình thường trở lại.

Sau khi xử lý sự cố, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại khả năng vận hành của thang để đảm bảo an toàn khi sử dụng
Sau khi xử lý sự cố, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại khả năng vận hành của thang để đảm bảo an toàn khi sử dụng

Lưu ý: 

  • Quy trình cứu hộ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại thang máy và tình huống cụ thể.
  • Việc cứu hộ thang máy đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, vì vậy chỉ nên được thực hiện bởi những người được đào tạo bài bản.

5. Hướng dẫn sử dụng thang máy để hạn chế các sự cố kỹ thuật

Bằng cách tuân thủ các lưu ý dưới đây, bạn sẽ luôn an tâm khi sử dụng thang máy trong gia đình, tránh tình huống phải cứu hộ thang máy:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng: Đảm bảo mọi thành viên trong gia đình đều biết cách sử dụng thang máy an toàn, tuân thủ các quy định về tải trọng và thời gian vận hành của nhà sản xuất.
  • Bảo trì định kỳ: Để thang máy luôn trong trạng thái hoạt động tốt, việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ là không thể thiếu. Bảo dưỡng, bảo trì đúng thời gian sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và giảm thiểu sự cố xảy ra.
  • Không sử dụng vượt quá tải trọng: Sử dụng thang máy trong giới hạn tải trọng được quy định không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Hướng dẫn các thành viên trong gia đình cách xử lý sự cố: Bạn nên hướng dẫn các thành viên gia đình về cách xử lý tình huống khi thang máy gặp trục trặc, như không hoảng loạn, cách báo động và gọi cứu hộ.

Việc cứu hộ thang máy đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và các thiết bị chuyên dụng để thực hiện. Vì vậy, khi gặp sự cố, hãy liên hệ ngay với đơn vị bảo trì để được thực hiện quy trình cứu hộ thang máy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho bạn và duy trì tuổi thọ của thang máy. Nếu bạn đang sử dụng thang máy của Kalea, hãy liên hệ với Kalea qua thông tin sau để được hỗ trợ:

Hotline: 1800 555 502 – 0911 454 238

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ:

  • Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Sari Town, KĐT SaLa, P. An Lợi Đông, Q. 2, Tp. Thủ Đức
  • Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
  • Đà Nẵng: Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức