Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của 4 loại thang máy phổ biến
Thang máy giúp đơn giản hóa việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa trong các tòa nhà cao tầng. Sử dụng với tần suất khá nhiều nhưng bạn đã hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của thang máy chưa? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà một chiếc thang máy hoạt động.
1. Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của thang máy trục vít
Cấu tạo thang máy trục vít là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống động cơ và hệ thống trục vít, bu lông, dây curoa (đai). Công nghệ trục vít giúp dòng thang máy này có tính an toàn cao, thích hợp cho các công trình thấp tầng, nhỏ hẹp, đem lại cảm giác sang trọng, thoải mái cho gia đình bạn.
Thang máy trục vít là một trong những dòng thang máy được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay bởi công nghệ trục vít hiện đại, an toàn cao.
1.1. Cấu tạo của thang máy trục vít
Phần trục vít được cấu tạo từ: trục vít, bu lông, dây curoa,… Những bộ phận phối hợp nhịp nhàng giúp cho quá trình vận hành luôn êm ái, đem lại sự an toàn tuyệt đối cho quý khách hàng.
- Trục vít: Khi ốc vít của thiết bị truyền động xoay, trục vít sẽ di chuyển theo đường thẳng. Chuyển động của trục vít chính là chuyển động của thang máy, giúp cho thang máy có thể di chuyển một cách dễ dàng.
- Bu lông: Được thiết kế với các vòng xoắn sao cho thật khớp và chắc chắn với các vòng xoắn của trục vít, tạo ra sự vận hành êm ái của thang máy.
- Dây curoa: Động cơ điện được nối với bu lông thông qua dây curoa.
- Hệ thống phanh hãm: Được tích hợp vào cấu tạo của thang máy giúp giữ an toàn trong quá trình sử dụng, hạn chế những tình huống không đáng có như thang rơi tự do,…
Ngoài ra, theo nguyên lý hoạt động của thang máy thì hệ thống liên lạc và hệ thống tín hiệu khẩn cấp cũng được trang bị trong thang máy để tránh những tình huống xấu xảy ra, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Cấu tạo thang máy trục vít có cấu tạo bao gồm bu lông, trục vít, dây curoa,…
1.2. Nguyên lý hoạt động của thang máy trục vít
Thang máy trục vít hoạt động dựa trên nguyên lý ăn khớp. Khi khởi động thang máy, dây curoa, hệ thống bánh răng ăn khớp giữa bu lông và trục vít cũng xoay đều theo, từ đó tạo nên sự vận hành, di chuyển êm ái và nhanh chóng của thang máy.
Thang máy trục vít Kalea vận hành êm ái, an toàn, đem lại sự sang trọng cho không gian
2. Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của thang máy thuỷ lực
2.1. Cấu tạo của thang máy thuỷ lực
Thang máy thủy lực di chuyển nhờ vào lực đẩy của piston đặt ở dưới đáy hố pít. Quá trình vận hành của thang máy thủy lực bao gồm sự phối hợp nhịp nhàng của 4 bộ phận chính sau:
- Bể chứa chất lỏng: Đây là nơi chứa dung dịch chất lỏng thủy lực, phục vụ cho quá trình vận hành của thang máy thủy lực.
- Máy bơm, được hỗ trợ bởi một động cơ điện: Máy bơm sẽ ép dầu từ bể vào đường ống dẫn đến các xi lanh, phối hợp nhịp nhàng với sự đóng, mở của các van, đẩ thang máy di chuyển.
- Van giữa các xi lanh và bể chứa: Các van đóng, mở linh hoạt lực khiến cho các chất lỏng chịu áp lực vào các xi lanh để đẩy piston, giúp cho quá trình hoạt động của thang máy diễn ra êm ái.
- Động cơ điện: Là thành phần có tính quyết định tới hoạt động của thang máy, thúc đẩy các thành phần khác hoạt động, tạo ra sự phối hợp hoàn hảo.
Cấu tạo của thang máy thủy lực bao gồm bể chứa chất lỏng, van, động cơ điện,…
2.2. Nguyên lý hoạt động của thang máy thuỷ lực
Thang máy thủy lực có cơ chế hoạt động nhờ vào hệ thống truyền động của bơm thủy lực. Quá trình di chuyển lên, xuống của thang máy là nhờ vào lực đẩy của piston được lắp đặt ở dưới hố pit. Máy bơm sẽ là công cụ ép dầu từ bể vào đường ống và dẫn đến các xi lanh. Các van mở ra sẽ giúp các chất lỏng di chuyển và trở lại bể chứa chất lỏng. Khi các van đóng lại, chất lỏng dưới áp lực sẽ đi vào xi-lanh và đẩy piston nâng thang máy.
Thang máy thủy lực có cơ chế hoạt động nhờ vào hệ thống truyền động của bơm thủy lực
3. Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của thang máy cáp kéo
Thang máy cáp kéo được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Đây là loại thang máy có phòng máy riêng ở trên cùng, tủ điện và máy kéo là 2 thành phần có tính quyết định trong cơ chế vận hành của thang máy. Cùng khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dòng thang máy có lịch sử sử dụng lâu đời này nhé!
3.1. Cấu tạo của thang máy cáp kéo
Thang máy cáp kéo gồm nhiều bộ phận như tủ điện, máy kéo, bộ giảm chấn, xích bù trừ, thắng cơ, shoe dẫn hướng,… Mỗi bộ phận được thiết kế, lắp đặt tỉ mỉ để quá trình sử dụng diễn ra một cách nhẹ nhàng, êm ái, đem lại những trải nghiệm an toàn cho quý khách hàng. Thang máy cáp kéo gồm có các bộ phận chính sau:
- Tủ điện: Đóng vai trò mấu chốt vì cung cấp điện cho toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy.
- Máy kéo: Có tác dụng di chuyển thang máy bằng cáp tải.
- Bộ giảm chấn: Bộ phận này có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động.
- Đối trọng: Khối lượng của cabin sẽ được cân bằng nhờ bộ phận này.
- Thắng cơ: Khi thang máy xảy ra các tình huống quá tốc độ, thắng cơ sẽ có tác dụng kìm hãm, giúp thang máy đứng im và bộ chống quá tốc được kích hoạt.
Các bộ phận như tủ điện, máy kéo, bộ giảm chấn, xích bù trừ, thắng cơ, shoe dẫn hướng,… phối hợp nhịp nhàng giúp thang máy cáp kéo vận hành êm ái
3.2. Nguyên lý hoạt động của thang máy cáp kéo
Giống như tên gọi của mình, thang máy cáp kéo sử dụng nguyên lý cáp kéo. Cáp kéo được kết nối với đối trọng của puly, đối trọng giữ vai trò cân bằng trọng lượng giúp thang máy hoạt động bình thường nhất. Động cơ điện kết nối với puli, puli sẽ qua khi hoạt động dẫn đến dây cáp di chuyển kéo theo cabin di chuyển lên xuống.
Thang máy cáp kéo sử dụng nguyên lý hoạt động cáp kéo để di chuyển
4. Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của thang máy chân không
Thang máy chân không hoạt động dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất (không khí giữa phần trên và dưới cabin thang máy).
4.1. Cấu tạo của thang máy chân không
Thang máy chân không hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất không khí giữa 2 phần trên và dưới cabin thang máy nên dòng này có cấu tạo khá đơn giản, tập trung vào phần cabin là chủ yếu. Thang máy được kết cầu hình trụ đứng và trong suốt, giúp người bên trong dễ dàng quan sát ra ngoài. Cabin hình tròn được thiết kế đồng trụ với vách thang máy.
Thang máy được thiết kế làm bằng nhôm hợp kim, với khung chịu lực có trọng lượng nhẹ nhưng cứng và đảm bảo độ bền. Thang máy chân không có đặc điểm chế tạo thành các khối riêng lẻ nhưng đồng bộ.
Thang máy chân không thường có hình trụ, thiết kế kính trong suốt vô cùng sang trọng
4.2. Nguyên lý hoạt động của thang máy chân không
Sự chênh lệch áp suất không khí giúp thang máy di chuyển một cách vô cùng êm ái. Khi máy tạo chân không hút không khí ra khỏi phòng điều áp đặt bên trên cabin thì thang máy sẽ đưa hành khách di chuyển lên trên với tốc độ ổn định. Và khi van điều áp đặt trên nóc thang máy được mở ra để tăng áp suất cho phòng điều áp thì thang máy sẽ di chuyển xuống một cách êm ái và tiết kiệm năng lượng tối đa.
Thang máy chân không hoạt động dựa trên cơ chế chênh lệch áp suất không khí
5. Câu hỏi thường gặp về nguyên lý hoạt động của thang máy
5.1. Thang máy loại nào vận hành sẽ tiết kiệm điện hơn?
Tiết kiệm điện năng là một trong những tiêu chí mà người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất khi lựa chọn lắp đặt thang máy cho các công trình xây dựng của mình. Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ, nâng cao tính bảo vệ môi trường bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
- Lựa chọn thang máy có bảo chứng (nhãn năng lượng): Thang máy có nhãn năng lượng sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm vì lượng điện năng tiêu thụ, giúp tiết kiệm tối đa lượng điện sử dụng.
- Lựa chọn động cơ, công xuất phù hợp: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình mà bạn nên lựa chọn động cơ và công xuất hợp lý. Ở Kalea, đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ tư vấn, hỗ trợ quý khách lắp đặt sản phẩm có động cơ và công suất phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.
- Thang máy không hộp số: Lựa chọn này sẽ giảm được hơn 90% lượng năng lượng tiêu thụ so với các dòng thang máy cũ.
5.2. Thang máy nào sẽ an toàn hơn?
Tất cả các dòng thang máy đều đảm bảo sự an toàn cho người dùng. Trong đó, thang máy trục vít được đánh giá khá cao. Thêm vào đó, để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng thì với tất cả các loại thang máy đều cần bảo dưỡng, bảo trì định kỳ.
Hy vọng bài viết trên giúp quý độc giả có thể hình dung được nguyên lý hoạt động của thang máy với một số dòng như thủy lực, chân không, cáp kéo, trục vít. Mỗi dòng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, nếu có thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhé!
- Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
- Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Thủ đô Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức
- VP Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức