7 lưu ý QUAN TRỌNG khi lắp đặt thang máy nhà cao tầng
Việc lắp đặt thang máy để thuận tiện di chuyển trong các công trình nhà cao tầng hiện nay trở nên rất phổ biến. Dưới đây là 7 lưu ý khi lắp đặt thang máy nhà cao tầng chắc chắn phải biết để đảm quá trình vận hành thang máy ổn định và an toàn.
1. 5 vấn đề thường gặp khi lắp đặt thang máy nhà cao tầng
Một số vấn đề thường gặp khi lắp đặt thang máy trong nhà cao tầng là:
- Lựa chọn dòng thang máy không phù hợp: Việc lựa chọn dòng thang máy kém chất lượng hoặc không phù hợp với kiến trúc công trình có thể dẫn đến việc thang máy xuống cấp nhanh chóng và tốn kém chi phí sửa chữa.
- Thiết kế không hài hoà: Thiết kế thang máy không hài hoà với không gian của căn nhà có thể làm giảm tính thẩm mỹ của công trình.
- Không chú ý đến tính an toàn: Khi lắp đặt thang máy, nếu không chú ý đến các yếu tố an toàn như thiết kế cửa, cảm biến an toàn, có thể gây khó khăn và nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
- Vấn đề về diện tích và điều kiện lắp đặt: Trục trặc trong quá trình lắp đặt thang máy có thể xảy ra khi không có đủ diện tích lắp đặt hoặc điều kiện không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Việc kiểm định không đúng quy định: Thang máy cần được kiểm định chặt chẽ đúng quy định – quy trình để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
Để tránh gặp phải những vấn đề này, bạn cần tập trung vào việc lựa chọn thang máy chất lượng, phù hợp với kiến trúc, và đảm bảo tính an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Việc kiểm tra kỹ càng trước khi lắp đặt và thực hiện kiểm định theo quy trình sẽ giúp tránh những vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng thang máy.
2. 6 Lưu ý khi lắp đặt thang máy cho nhà cao tầng xây mới
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần xem xét khi lắp đặt thang máy cho nhà cao tầng xây mới.
2.1. Chọn thang máy phù hợp
Lựa chọn thang máy đảm bảo:
- Phù hợp với chiều cao ngôi nhà: Chọn loại thang máy có chiều cao hành trình đáp ứng được chiều cao của ngôi nhà, giúp cho việc lắp đặt thuận lợi hơn và thang vận hành ổn định, an toàn.
- Phù hợp với kiến trúc không gian: Lựa chọn thang máy có thiết kế và kích thước phù hợp với kiến trúc và không gian bên trong ngôi nhà. Thang máy không nên làm ảnh hưởng đến thiết kế và không gian sống của gia đình.
- Phù hợp với tải trọng số người dùng: Xem xét số lượng người dùng dự kiến và tải trọng của thang máy. Chọn mức tải trọng phù hợp để đảm bảo an toàn và thuận tiện khi sử dụng.
- Phù hợp với tài chính và điều kiện lắp đặt: Nên chọn thang máy có giá cả phù hợp với ngân sách và điều kiện lắp đặt có sẵn.
2.2. Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn an toàn khi lắp đặt thang máy
Trước khi lắp đặt thang máy, cần đảm bảo thang máy đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn để vận hành ổn định và trơn tru, tránh sự cố gây nguy hiểm đến người sử dụng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn an toàn khi lắp đặt thang máy tại Việt Nam:
- TCVN 5744:1993: Tiêu chuẩn về an toàn khi lắp đặt và sử dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy thông dụng dùng để vận chuyển hàng và vận chuyển người: quy định những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng các thang máy mới cũng như các thang cũ được cải tạo, lắp đặt ở những công trình công nghiệp và dân dụng.
- TCVN 5866:1995: Tiêu chuẩn về cơ cấu an toàn cơ khí: Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo TCVN 5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như; Bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng); giám chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng.
- TCVN 5867:1995: Tiêu chuẩn về an toàn cabin, ray dẫn hướng, đối trọng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thang máy dẫn động bằng điện được phân loại và định nghĩa theo TCVN 7628 : 2007 và quy định các yêu cầu an toàn đối với cabin, đối trọng và ray dẫn hướng.
- TCVN 6395:2008: Tiêu chuẩn về cấu tạo và lắp đặt thang máy điện: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy điện chở người và chở hàng có người kèm, nhằm bảo vệ người và hàng, tránh các tai nạn và sự cố có thể xảy ra trong vận hành sử dụng, khi bảo trì bảo dưỡng, và trong công tác cứu hộ thang.
- TCVN 6397:1998: Tiêu chuẩn an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang cuốn và thang chở người: Mục đích của tiêu chuẩn là xác định các yêu cầu an toàn đối với thang cuốn và băng tải chở người để bảo vệ an toàn cho người và đồ vật trước các rủi ro tai nạn trong công việc bảo dưỡng và kiểm tra.
2.3. Đảm bảo nguồn điện và điều kiện lắp đặt
Đảm bảo nguồn điện và điều kiện lắp đặt là hai yếu tố quan trọng trong việc lắp đặt thang máy một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
- Nguồn điện: Đảm bảo rằng có nguồn điện đủ mạnh và ổn định để cung cấp cho hoạt động của thang máy. Hệ thống điện cần đáp ứng tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật về thang máy để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Nguồn điện dự phòng: Nếu cần thiết, hãy cân nhắc lắp đặt nguồn điện dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục của thang máy trong trường hợp mất điện.
- Điều kiện lắp đặt: Xác định các điều kiện và môi trường tại vị trí lắp đặt thang máy. Đảm bảo rằng không gian đủ rộng và dễ tiếp cận để tiến hành lắp đặt và bảo trì một cách thuận tiện.
Việc đảm bảo nguồn điện ổn định và điều kiện lắp đặt là rất quan trọng để quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi. Hãy tư vấn và hợp tác với các chuyên gia kỹ thuật để đảm bảo việc lắp đặt thang máy được thực hiện đúng cách và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
2.4. Chú ý việc xây dựng hố thang
Tiêu chuẩn TCVN 6395: 2008 đối với các loại thang máy điện đã đặt ra những yêu cầu rất chặt chẽ liên quan đến cấu tạo và lắp đặt, nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho hạng mục công trình.
Theo đó, sàn của hố thang máy phải chịu tải trọng từ ray dẫn hướng, trừ trường hợp các ray dẫn hướng kiểu treo có khối lượng tính bằng kilogram của các ray dẫn hướng công với phản lực, được tính bằng newton tại thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn.
Ngoài ra, sàn hố thang máy cần có khả năng chịu đựng lực tác động từ thiết bị giảm chấn và cabin thang máy. Điều này đảm bảo rằng hố thang máy được thiết kế và xây dựng với độ bền và an toàn cần thiết để hỗ trợ hoạt động ổn định và hiệu quả của thang máy.
2.5. Chuẩn bị diện tích lắp đặt phù hợp
Để chuẩn bị diện tích lắp đặt thang máy phù hợp, bạn cần xem xét và tính toán một số yếu tố sau:
- Chiều cao
- Chiều rộng
- Độ sâu
Căn cứ vào những yếu tố trên, bạn có thể lựa chọn diện tích lắp đặt thang máy phù hợp với các yêu cầu và mục đích sử dụng. Trong quá trình chuẩn bị, cần tham khảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định địa phương liên quan để đảm bảo việc lắp đặt thang máy đáp ứng đủ các yêu cầu an toàn và chất lượng.
2.6. Chọn đơn vị lắp đặt uy tín, đảm bảo lắp đặt chuẩn kỹ thuật
Dù thang máy có chất lượng và đắt tiền đến mấy, nếu quá trình lắp đặt không được đảm bảo và đơn vị lắp đặt không chú trọng hậu mãi thì cũng sẽ khiến thang máy vận hành không ổn định, dễ gặp sự cố ngoài ý muốn.
Vì vậy, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng không chỉ của sản phẩm mà còn cả quá trình thi công và lắp đặt. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng thang máy và đảm bảo rằng thang máy hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.
3. 2 Lưu ý khi lắp đặt thang máy cho nhà cao tầng cải tạo
Lắp đặt thang máy cho công trình cải tạo gặp nhiều khó khăn và cản trở hơn việc lắp đặt thang máy cho các công trình xây mới, đặt ra bài toán làm sao để vẫn đẹp, vẫn tốt mà vẫn tối ưu được diện tích. Dưới đây là những lưu ý khi lắp đặt thang máy cho nhà cao tầng cải tạo.
3.1. Chọn thang máy phù hợp cho nhà cải tạo
Dưới đây là những lưu ý quan trọng để lựa chọn thang máy phù hợp cho nhà cải tạo:
- Chọn thang máy tiết kiệm diện tích: Bằng cách chọn thang máy phù hợp với không gian có sẵn, bạn có thể tận dụng tối đa diện tích và biến ngôi nhà trở nên tiện nghi, hiện đại hơn.
- Chọn loại thang máy chất lượng: Thang máy nhập khẩu là lựa chọn tối ưu nhất cho nhà cải tạo vì đây là dòng thang máy chất lượng cao, mang đến nhiều tiện ích vượt trội, thiết kế đa dạng và phù hợp sử dụng trong không gian gia đình.
- Ưu tiên thang máy không cần hố pit/hố pit nông và chiều cao tầng trên cùng thấp: Vì không thể chủ động tạo thêm không gian lắp đặt thang máy ngay từ đầu, vậy nên hãy lựa chọn loại thang máy không cần hố pít hoặc loại có hố pit nông và yêu cầu chiều cao tầng trên cùng thấp để phù hợp với nhà cải tạo.
- Chọn thang máy phù hợp thẩm mỹ căn nhà: Thiết kế của thang máy ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc và thẩm mỹ căn nhà, vậy nên đối với nhà cải tạo, hãy lựa chọn loại thang vách kích, không cần xây thêm giếng thang bê tông.
- Chọn tải trọng thang máy phù hợp: Cân nhắc lựa chọn loại tải trọng phù hợp với số lượng người sẽ sử dụng trong gia đình. Thông thường, gia đình có 3-4 người yêu cầu thang máy tải trọng 300-400kg, 5-7 người sẽ phù hợp với tải trọng 500kg.
- Chú trọng vào tiện ích đi kèm của thang máy: Các tiện ích đi kèm như khóa an toàn cho trẻ em, phát nhạc tự động, công nghệ 1 chạm,… cũng sẽ giúp việc di chuyển trở nên thú vị hơn rất nhiều.
- Vấn đề bảo trì, bảo dưỡng: Lựa chọn thang máy tối tân, hiện đại cũng giúp thang hoạt động bền bỉ hơn, ít gặp trục trặc hay sự cố hỏng hóc đòi hỏi phải bảo trì, bảo dưỡng nhiều.
- Chọn thương hiệu thang máy uy tín: Thị trường có vô vàn đơn vị cũng cung cấp giải pháp thang máy và lắp đặt, bạn hãy lựa chọn các đơn vị uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường để đảm bảo chi phí mình bỏ ra là xứng đáng.
3.2. Chọn vị trí lắp đặt phù hợp với nhà cải tạo
Theo các chuyên gia kiến trúc, 3 vị trí lắp đặt thang máy phù hợp nhất dành cho nhà cải tạo là:
Lắp đặt cầu thang máy ở giữa thang bộ
Việc lắp đặt thang máy ở giữa thang bộ sẽ giúp tiết kiệm diện tích và không làm thay đổi quá nhiều kiến trúc gốc của ngôi nhà. Vị trí này tạo điểm trung tâm thuận tiện để di chuyển giữa các tầng và đồng thời cũng làm cho thang máy trở thành điểm nhấn thẩm mỹ của căn nhà.
Lắp đặt thang máy bên cạnh thang bộ:
Lắp đặt thang máy bên cạnh thang bộ có ưu điểm giữ lại giếng trời, không làm mất đi nguồn ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, phương án này thường gặp khó khăn trong việc thực hiện đối với nhà cải tạo do thiếu diện tích nên cần tính toán kỹ lưỡng khi tiến hành lắp đặt.
Lắp thang máy ngoài trời
Trong trường hợp có không gian bên ngoài rộng và thoáng, lắp đặt thang máy ngoài trời cũng là một phương án hay, giúp giữ nguyên diện tích bên trọng và tạo điểm nhấn hiện đại cho công trình.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi lắp đặt thang máy nhà cao tầng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay tới Kalea để được tư vấn nhiệt tình và chu đáo nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
- Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
- Địa chỉ:
- Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
- Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA
Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238
Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
Địa chỉ showroom và văn phòng:
- Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tp. Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
- Tp. Đà Nẵng : Số 438 đường 2/9, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Tp. Hồ Chí Minh: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức