[Tóm tắt quy định] Tiêu chuẩn thang máy chữa cháy gia đình MỚI NHẤT

2024/03/14

Để ứng phó với nguy cơ cháy nhà, hỏa hoạn, gia chủ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về chữa cháy cho gia đình trong đó tiêu chuẩn thang máy chữa cháy cực kỳ quan trọng. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm những quy định cụ thể giúp đảm bảo an toàn cho gia đình bạn nhé

1. Tiêu chuẩn lắp đặt thang máy chữa cháy cho gia đình

Khi bố trí, lắp đặt thang máy chữa cháy cho gia đình, chủ xây dựng và các đơn vị liên quan cần thực hiện những quy định sau để đảm bảo an toàn cũng như đáp ứng đúng các tiêu chuẩn thang máy chữa cháy để có thể hỗ trợ đội Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tối đa trong trường hợp gặp hỏa hoạn:

  • Tính toán, lắp đặt đủ số lượng thang máy với điều kiện khoảng cách từ cửa thang đến điểm bất kỳ thuộc mặt bằng tầng mà thang phục vụ không được lớn hơn 60m.
  • Trong tình trạng hoạt động bình thường, cửa thang máy chữa cháy tại các tầng lánh nạn không được mở. Ở những tầng lánh nạn, các cửa tầng giếng thang phải luôn đóng và chỉ mở tự động khi đang trong chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.
  • Tính toán cẩn thận, chi tiết nơi bố trí thang máy chữa cháy, đường di chuyển của đội PCCC chuyên nghiệp để người thực thi nhiệm vụ có thể tiếp cận được mọi lối đi, căn phòng ở tất cả các tầng.
  • Tốc độ di chuyển lên xuống của thang máy chữa cháy không nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m).
  • Vật liệu làm cabin thang máy chữa cháy cần đảm bảo không cháy hoặc cháy yếu.
  • Với trường hợp tòa nhà có 2 – 3 tầng hầm, cần trang bị cho tất cả tầng hầm hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa khu vực trực, điều khiển chống cháy và các khu vực quan trọng gồm cả thang máy chữa cháy.
Tiêu chuẩn thang máy chữa cháy quan trọng nhất đó là vật liệu làm cabin thang máy không được bắt lửa
Tiêu chuẩn thang máy chữa cháy quan trọng nhất đó là vật liệu làm cabin thang máy không được bắt lửa

2. Quy định về nguồn điện cung cấp cho thang máy gia đình chữa cháy

Đối với nguồn điện phục vụ thang máy chữa cháy, chủ nhà cần thực hiện một số việc sau: 

  • Các giếng kỹ thuật điện, thông tin liên lạc, các giếng kỹ thuật khác có nguy cơ cháy cần được trang bị hệ thống báo cháy, thiết bị và phương tiện chữa cháy tự động.
  • Nguồn điện cung cấp cho hệ thống bảo vệ chống cháy bao gồm: Thang máy chuyên chở lực lượng, phương tiện chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; hệ thống bảo vệ chống khói cần phải được lấy từ các tủ điện độc lập hoặc các bảng điện riêng, phân biệt bằng màu sơn khác nhau đi theo hai tuyến tới thiết bị phân phối của từng khoang cháy.
  • Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng và thang máy hoạt động gồm các nguồn điện chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên). Nguồn điện phụ cần cung cấp đủ năng lượng để vận hành thang máy chữa cháy theo tải trọng quy định và đáp ứng các yêu cầu về thời gian.
  • Trường hợp nhà hỗn hợp (có chiều cao PCCC từ trên 50m đến 150m) và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3, nguồn điện cung cấp cho thang máy chữa cháy phải đảm bảo tính liên tục hoạt động của các thiết bị trong ít nhất 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được cấp từ 3 nguồn cấp độc lập.
Nguồn điện cung cấp cho thang máy đảm bảo hoạt động trong ít nhất 3 giờ từ khi cháy
Nguồn điện cung cấp cho thang máy đảm bảo hoạt động trong ít nhất 3 giờ từ khi cháy

3. Tiêu chuẩn về hệ thống chống khói cho thang máy gia đình chữa cháy

Trong tiêu chuẩn thang máy chữa cháy, người lắp đặt cần đặc biệt lưu ý các quy định về hệ thống chống khói. Theo đó, cần cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực sau:

  • Trong giếng thang máy đối với trường hợp không thể cung cấp không khí vào khoang đệm, tòa nhà có buồng thang không nhiễm khói.
  • Trong khoang đệm thang máy chữa cháy.
  • Trong khoang đệm trước thang máy (gồm cả thang máy) tại các tầng hầm, tầng nửa hầm.

Lưu lượng không khí cung cấp cho việc bảo vệ chống khói cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo áp suất không khí đạt ít nhất 20Pa ở các vị trí sau:

  • Phía dưới của giếng thang máy khi đóng kín tất cả các cửa vào giếng thang máy ở mọi tầng (trừ tầng dưới cùng).
  • Khoang đệm trên tầng có cháy, nhà có buồng thang bộ không bị nhiễm khói loại N3, phòng chờ thang máy, lối vào hành lang hoặc sảnh tại các tầng hầm và các khoang đệm trước thang máy có một cửa mở, trong khi ở các tầng khác, cửa đều đóng.

Ngoài các tiêu chuẩn thang máy chữa cháy trên, người lắp đặt cần xem xét một số điều kiện khi tính toán các thông số của hệ thống cung cấp không khí:

  • Độ dư của áp suất không khí không thấp hơn 20Pa và không vượt quá 50Pa – ở các giếng thang máy.
  • Buồng thang máy liên kết với hành lang và khi cửa thang máy ở tầng đang xem xét để mở.
Cần cung cấp không khí vào khoang đệm, giếng thang máy chữa cháy
Cần cung cấp không khí vào khoang đệm, giếng thang máy chữa cháy

Bài viết đã mô tả những tiêu chuẩn thang máy chữa cháy gia đình cập nhật nhất. Để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn và bảo vệ con người, tài sản tối đa, mỗi gia đình nên chú ý đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy liên hệ với Kalea để được hỗ trợ. Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​
  • Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
    • Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức