7 tiêu chuẩn lắp đặt thang máy CHUẨN quy định 2023

2023/06/22

Để đảm bảo thang máy hoạt động trơn tru và an toàn, việc lắp đặt thang máy cần phải tuân theo những quy chuẩn an toàn nhất định. Dưới đây là 7 tiêu chuẩn lắp đặt thang máy chuẩn quy định 2023. Cùng theo dõi nhé!

1. TCVN 6396-28:2013 – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

Được nghiên cứu và ban hành năm 2013 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, quy  chuẩn TCVN 6396-28: 2013 đề cập đến những yêu cầu để đảm bảo an toàn trong cấu tạo thang máy và việc lắp đặt thang máy gia đình.

Có thể nói, quy chuẩn TCVN 6396-28: 2013 là một trong những quy chuẩn cần thiết và quan trọng nhất trong số các quy chuẩn về thang máy được ban hành trước đó. 

Quy chuẩn bao gồm các nội dung chính được tóm tắt như bên dưới, cụ thể như:

  • TCVN 6395:2008 áp dụng đối với dòng thang máy điện – Đề cập đến các yêu cầu an toàn trong cấu tạo thang cũng như an toàn trong quá trình lắp đặt thang máy.
  • Quy định TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998) áp dụng đối với dòng thang máy thủy lực – Quy định về những điều kiện an toàn trong cả cấu tạo thang máy và trong quá trình lắp đặt thang.
  • TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) áp dụng với dòng thang máy chở hàng dẫn động điện và thang máy động cơ thuỷ lực (phần 3). Quy định đặt ra những điều kiện an toàn trong cấu tạo, đồng thời quy định những yêu cầu đảm bảo an toàn khi lắp đặt thang máy.
  • TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003) quy định về việc báo động khi có tình huống khẩn cấp trong thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người (phần 28).
  • TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003) áp dụng đối với toàn bộ các dòng thang máy, nêu rõ việc kiểm tra và thử nghiệm tính chịu lửa của thang nhằm đảm bảo an toàn trong cấu tạo thang và quá trình lắp đặt thang máy (phần 58).
  • TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003) đặc biệt chỉ rõ đối tượng áp dụng chỉ bao gồm thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người. Quy định đặt ra vấn đề về khả năng tiếp cận thang máy của con người (kể cả người khuyết tật) (phần 70).
  • TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006) chỉ áp dụng đối với dòng thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người, nêu rõ những vấn đề của thang máy chống phá hoại trong quá trình sử dụng (phần 71).
  • TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003) đặc biệt chỉ dành riêng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người. Nội dung quy định chỉ rõ các điều kiện an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy trong thang máy chữa cháy (phần 72).
  • TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005) dành riêng cho dòng thang máy chở hàng kèm người cùng thang máy chở người, đề cập đến trạng thái của thang máy trong trường hợp xảy ra hoả hoạn (phần 73).
  • TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003) áp dụng cho toàn bộ dòng thang máy đang sử dụng trên thị trường, đề cập đến những yêu cầu trong quá trình cải tiến độ an toàn cho dòng thang máy chở người cũng như thang máy chở hàng kèm người (phần 80)

Trích dẫn từ lời nói đầu Tiêu chuẩn quốc gia 6396-28:2013

 

Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy theo tiêu chuẩn quốc gia
Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy theo tiêu chuẩn quốc gia

2. TCVN 5744: 1993 – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng

Được ban hành rất sớm vào năm 1993, khi thang máy còn chưa trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay, song quy chuẩn TCVN 5744:1993 cũng đã thông qua một số quy định về việc lắp đặt thang máy, áp dụng đối với các dòng thang máy chở người hoặc chở hàng kèm người

Tóm tắt các nội dung chính của quy chuẩn trên được trình bày ở dưới:

  • Đối với thang nhập khẩu hoặc liên doanh trong nước: Chỉ ra các điều kiện an toàn khi lắp đặt thang máy. (Phần 1, Quy định chung; mục 1.2; trang 1,2 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993 )
  • Chỉ ra một số yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo an toàn đối với những đơn vị lắp đặt thang máy (Phần 1, Quy định chung; mục 1.3; trang 2,3 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993)
  • Nêu rõ những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn trong việc lắp đặt thang máy ( Phần 2, Lắp đặt; trang 3-5 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993)
  • Nêu ra những quy tắc nghiệm thu thang máy  sau khi quá trình lắp đặt thang máy hoàn tất (Phần 2, Lắp đặt;  mục 2.4; trang 5-7 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993)
  • Những quy định về vấn đề sử dụng thang máy (Phần 3, Sử dụng thang máy; trang 7, theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993)

3. TCVN 5866: 1995 – Cơ cấu an toàn cơ khí

TCVN 5866: 1995 được thông qua và ban hành năm 1995, áp dụng với toàn bộ các dòng thang được phân loại trong quy chuẩn TCVN 5744: 1993.

Quy chuẩn trên bao gồm những điều kiện đảm bảo an toàn trong một số loại cơ cấu cơ khí trong thang máy như: Bộ khống chế vận tốc cabin, cơ cấu hãm bảo hiểm cabin, giảm chấn cabin và khoá tự động cửa tầng. 

Một số nội dung cơ bản về an toàn cơ cấu cơ khí trong TCVN 5866: 1995 được chỉ ra như bên dưới:

  • Một số yêu cầu đảm bảo an toàn đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) thang máy. (Mục 1)
  • Những điều kiện an toàn đối với cơ cấu hãm bảo hiểm của cabin thang máy (đối trọng). (Mục 2)
  • Yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo an toàn của cơ cấu giảm chấn và cữ chặn của cabin (đối trọng) thang máy. (Mục 3)
  • Yêu cầu đảm bảo an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy, áp dụng cho khóa tự động cửa tầng thang máy. (Mục 4)

Trích dẫn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5866 : 1995

Thang máy Kalea đạt tiêu chuẩn TCVN 5866: 1995 quy định về cơ cấu an toàn cơ khí
Thang máy Kalea đạt tiêu chuẩn TCVN 5866: 1995 quy định về cơ cấu an toàn cơ khí

4. TCVN 6904: 2001 – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Được ban hành và sử dụng rộng rãi vào năm 2001, quy chuẩn TCVN 6904: 2001 đặt ra một số phương pháp thử độ an toàn trong cấu tạo thang và lắp đặt thang máy, áp dụng với đối tượng là dòng thang máy dẫn động điện, quy định trong TCVN 6395: 1998.

Một số phương pháp thử được đề cập trong quy chuẩn trên áp dụng đối với thang máy dẫn động điện tại các trường hợp được nêu như bên dưới: (Trích dẫn từ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6904: 2001 Mục 1, Phạm vi áp dụng)

  • Thử độ an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng
  • Tiến hành thử độ an toàn của thang máy khi hoàn tất quá trình cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu.
  • Thử thách độ an toàn của thang máy sau khi đã khắc phục xong sự cố tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra
  • Kiểm tra độ an toàn của thang máy ngay sau khi thang máy hết thời hạn sử dụng
  • Tiến hành kiểm tra độ an toàn thang máy khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý về an toàn lao động 
Quy chuẩn TCVN 6904: 2001 chú trọng về tính an toàn của thang máy gia đình được thang máy Kalea tuân thủ nghiêm ngặt
Quy chuẩn TCVN 6904: 2001 chú trọng về tính an toàn của thang máy gia đình được thang máy Kalea tuân thủ nghiêm ngặt

5. TCVN 6905: 2001 – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Cùng năm 2001, quy định TCVN 6905: 2001 được bộ Khoa học và Công nghệ ban hành song song với TCVN 6904: 2001 với cùng một nội dung quy định về các phương pháp thử độ an toàn của thang máy trong một số trường hợp nhất định, chỉ khác đối tượng áp dụng của của quy định số 6905 là dòng thang máy động cơ thuỷ lực, được phân loại rõ trong quy chuẩn TCVN số 6396, ban hành năm 1998.

Tham khảo từ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001

6. TCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

TCVN 6396: 1998 là quy chuẩn dành riêng cho dòng thang máy động cơ thuỷ lực có phương di chuyển là phương thẳng đứng hoặc nghiêng nhưng không vượt quá 15 độ so với phương thẳng đứng.

Trong quy chuẩn quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn về cấu tạo thang máy và an toàn trong quá trình lắp đặt thang nhằm hạn chế các tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình vận hành thang máy chở hàng và thang máy chở người. (Tham khảo từ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6396:1998, mục 1, Phạm vi áp dụng)

Về sau, quy chuẩn này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng TCVN số 6395, ban hành năm 2008, quy định chi tiết hơn về các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn thang máy.

Các điều kiện đảm bảo an toàn trong TCVN 6396: 1998 được áp dụng đối với các bộ phận sau:

  • Giếng thang
  • Buồng máy 
  • Buồng puli
  • Cửa tầng
  • Cabin, đối trọng
  • Bộ phận dẫn hướng và treo ray
  • Một số yêu cầu về khoảng cách an toàn trước, trong và sau khi quá trình lắp đặt hoàn tất và chính thức đưa vào vận hành thang máy.
  • Thiết bị an toàn cơ cấu cơ khí trong thang máy
  • Máy dẫn động điện và động cơ thuỷ lực trong thang máy
  • Các thiết bị điện sử dụng trong thang máy

7. Quy chuẩn thang máy gia đình TCVN 6395:2008

Là quy định ra đời sau với mục đích thay thế TCVN 6395: 1998, TCVN 6395: 2008 được ban hành bởi bộ Công nghệ và Khoa học Việt Nam.

Quy chuẩn này là sự kế thừa của TCVN số 6395 năm 1998, đồng thời dựa trên tiêu chuẩn của bộ – tiêu chuẩn EN 81-1 ban hành năm 1998. Nội dung quy chuẩn số 6395 năm 2008 quy định những yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn về cấu tạo cũng như quá trình lắp đặt thang máy. (Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6395:2008, mục Lời nói đầu, trang 4)

Tiêu chuẩn TCVN 6395:2008 được áp dụng đối với thang máy sử dụng động cơ điện di chuyển thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15 độ so với phương thẳng đứng đã được phân loại trong quy chuẩn TCVN 7628 ban hành năm 2007 (Tham khảo mục 1, Phạm vi áp dụng; trang 5 theoTCVN 6395:2008) ), với nội dung cơ bản không thay đổi nhiều so với năm 1998, vẫn bao gồm một số bộ phận như: (Tham khảo phần Mục lục, trang 3 theoTCVN 6395:2008)

  • Giếng thang
  • Buồng máy 
  • Buồng puli
  • Cửa tầng
  • Cabin, đối trọng
  • Hệ thống treo ray và định hướng thang máy
  • Một số yêu cầu về khoảng cách an toàn trước, trong và sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt và đưa vào sử dụng chính thức. 
  • Thiết bị an toàn trong cơ cấu cơ khí thang máy
  • Máy dẫn động điện và các động cơ thuỷ lực của thang máy
  • Các thiết bị sử dụng điện trong thang máy

Trên đây là 7 tiêu chuẩn lắp đặt thang máy mà các nhà phân phối phải tuân thủ khi tiến hành lắp đặt thang máy gia đình. Nếu bạn còn nhiều vấn đề thắc mắc, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay tới Kalea để được tư vấn nhiệt tình và chu đáo nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​
  • Email: kalea_vietnam@kalealifts.com
  • Địa chỉ:
    • Văn phòng tại Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Văn phòng khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức.
    • Văn phòng thành phố Hải Phòng: Số HD.68, KĐT Vinhomes Marina, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
0/5 (0 Reviews)

TÌM HIỂU THÊM VỀ THANG MÁY GIA ĐÌNH KALEA

Nếu Quý khách còn nhiều băn khoăn về lựa chọn, lắp đặt thang máy gia đình, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Thang máy Kalea Việt Nam để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 1800.555.502 hoặc 0911.454.238​

Email: kalea_vietnam@kalealifts.com

Địa chỉ showroom và văn phòng:

Tại Tp. Hà Nội: P.203, Tầng 2, Tòa nhà HITC 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khu vực miền Nam: Số 86 đường B2, Khu nhà phố Saritown, Khu đô thị SaLa, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Tp. Thủ Đức